banner thang 3
banner thang 3 mobile

Nên hay không lấy khoé móng chân và tác hại có thể gặp phải

Lấy khoé móng chân có nên hay không là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm đến khi tiến hành làm nail. Mặc dù phần khóe móng chân này không gây ra bất kỳ cản trở gì cho việc sinh hoạt. Thế nhưng hầu như ai cũng muốn loại bỏ nó để trông vệ sinh hơn. Sau đây là cách làm, thông tin xung quanh cũng như lời khuyên cần thiết để mọi người tham khảo

Sự thật về lấy khoé móng chân

Phần khóe móng chân đơn giản là phần rìa ở 2 bên mọc dày và đâm thẳng ra phía sau móng. Không hề gây phiền phức hay khó chịu trong các hoạt động thường ngày. Do đó, lấy khoé móng chân là điều không cần thiết.

Lấy khoé móng chân giúp bàn chân thêm sạch sẽ
Lấy khoé móng chân giúp bàn chân thêm sạch sẽ

Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng muốn bản thân luôn gọn gàng, sạch sẽ. Dù cho không có tiệc tùng hay sự kiện gì quan trọng. Đặc biệt với những tín đồ của việc làm đẹp, việc loại bỏ khóe móng là điều họ vô cùng quan tâm. Nhờ vậy đôi chân mới trông sạch sẽ, sẵn sàng tiến hành tạo nên những bộ nail ấn tượng.

Lưu ý trong khi thực hiện quá trình này, người thợ hoặc bản thân mỗi người phải thật cẩn thận. Nếu không sẽ bị cắt phạm vào khóe móng, gây ra trầy xước dẫn đến mưng mủ.

Cách để lấy khóe cho móng chân an toàn tại nhà

Thay vì tiêu tốn một khoản tiền và thời gian không cần thiết để tìm đến salon và thực hiện lấy khóe. Mọi người hoàn toàn có thể tự lấy khoé móng chân tại nhà chỉ với một số bước đơn giản sau:

Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm

Đầu tiên cần mà mềm móng trước khi bắt đầu tiến hành lấy khóe cho móng chân. Sử dụng một chậu nước sạch hoặc nước ấm để ngâm cả bản chân vào trong một thời gian nhất định. Việc này giúp lấy khóe dễ hơn, khiến cho các chất bụi bẩn trên chân và kẽ móng trôi ra ngoài sạch sẽ.

Bước 2: Loại bỏ khóe móng

Sau khi ngâm nước một khoảng thời gian nhất định, sử dụng kìm chuyên dụng để lấy khóe móng chân. Thực hiện một cách cẩn thận, khéo léo. Không nên cắt quá sát vào phần thịt để hạn chế vấn đề trầy xước da có thể xảy ra.

Bước 3: Ngâm lại và rửa sạch

Cuối cùng ngâm lại bàn chân vừa lấy khóe xong vào nước một lần nữa để rửa sạch. Sau khi nhấc chân ra có thể lau khô bằng một chiếc khăn mềm, hoặc để khô một cách tự nhiên.

Lưu ý cần biết để bảo vệ móng chân sau khi lấy khóe

Tuy việc lấy khóe cho móng chân khá đơn giản và có thể thực hiện nhanh chóng tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất cần phải nắm rõ một số lưu ý quan trọng sau.

Móng chân của một số người sẽ gặp một vài vấn đề, như bị cong hoặc quặp sâu vào bên trong. Nếu gặp tình trạng này, tốt nhất nên nhờ đến sự giúp đỡ từ các bác sĩ có tay nghề cao đảm bảo xử lý an toàn. Nhân viên ở các cửa tiệm làm móng chưa chắc sẽ có đủ kinh nghiệm để xử lý, dễ gây ra kết quả xấu.

Khi thực hiện lấy khoé móng chân nếu có lỡ gây nên trầy xước khiến vết thương bị nhiễm trùng, mưng mủ. Nên tìm đến ngay cơ sở y tế hoặc văn phòng bác sĩ gần nhất để tìm cách xử lý cho phù hợp.

Luôn phải cẩn thận khi lấy khoé móng chân nếu không muốn bị mưng mủ
Luôn phải cẩn thận khi lấy khoé móng chân nếu không muốn bị mưng mủ

Tốt nhất nên thực hiện việc lấy khóe cùng vệ sinh móng bằng kìm và bàn chải lông mềm mượt, tránh vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Hãy giữ chân trong tình trạng khô ráo, không nên đi chân không trên nền đất. Đồng thời, không nên mang giày quá nhỏ hay quá chật.

Cách xử lý khi bị sưng mủ sau khi lấy khóe cho móng chân

Trường hợp bị sưng nhẹ

Nếu sau khi lấy khoé móng chân bị sưng mủ nhẹ, hãy thực hiện theo phương pháp sau đây để nhanh chóng xử lý: Đầu tiên vệ sinh tay và móng chân thật sạch sẽ trước khi tiến hành xử lý vết thương. Khử trùng các dụng cụ chuyên dụng bằng dung dịch cồn hoặc oxy già. Sau đó để chân khô tự nhiên.

Tiếp theo, ngâm chân trong nước ấm sạch trong khoảng 30 phút. Có thể thêm vào trong nước một số sản phẩm an toàn hoặc thảo dược tự nhiên để mang đến hiệu quả khử trùng tốt hơn.

Lau thật kỹ bàn chân và các kẽ ngón bằng khăn mềm sạch. Xoa bóp thật nhẹ nhàng vùng da xung quanh. Bước làm này giúp giảm đau nhanh, tạo điều kiện cho máu lưu thông dễ dàng hơn. Giúp nâng cao quá trình làm lành của vết thương.

Dùng que chuyên dùng đẩy biểu bì da để loại trừ đi sạch sẽ các tế bào chết
Dùng que chuyên dùng đẩy biểu bì da để loại trừ đi sạch sẽ các tế bào chết

Nhấc phần mép của móng chân một cách nhẹ nhàng, đặt miếng bông nhỏ, mềm phía dưới. Sử dụng dũa móng tay hay que chuyên dụng để loại trừ đi sạch sẽ các tế bào da chết. Có thể cắt bớt móng nếu cần thiết. Bôi thuốc đỏ hoặc thuốc mỡ có đặc tính kháng sinh cao để thoa đều lên phần ngón chân bị sưng mủ.

Trường hợp bị quá nặng

Nếu như thực hiện quá trình lấy khóe móng chân hoặc móng tay gặp phải vấn đề sơ xuất. Khiến móng chân bị mưng mủ nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng nặng nề. Hãy tìm đến bác sĩ để giảm đi triệu chứng đau đớn và xử lý vấn đề triệt để.

Các bác sĩ sẽ tiến hành làm tê cho ngón chân hay cả bàn chân, bằng một liều thuốc tê có liều lượng phù hợp. Sử dụng dao mổ loại nhỏ để bỏ đi phần da mọc ngược tại vị trí mưng mủ. Có thể đi kèm việc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ móng.

Lấy khóe móng chân gây mưng mủ nặng nên tìm đến các bác sĩ giỏi để xử lý
Lấy khóe móng chân gây mưng mủ nặng nên tìm đến các bác sĩ giỏi để xử lý

Nhân viên y tế cũng có thể sử dụng hóa chất hoặc tia laser để loại bỏ vĩnh viễn một phần nhỏ của móng chân. Từ đó hạn chế được quá trình mưng mủ xảy ra, đồng thời ngăn cản mưng mủ lặp lại về sau.

Lời kết

Lấy khoé móng chân tuy là việc không cần thiết nhưng vẫn là một bước làm vô cùng quan trọng với những ai đam mê làm nail. Thực hiện cách lấy khóe một cách cẩn thận để có thể loại trừ khả năng sưng mủ cho móng chân. Kienthucspa.edu.vn Chúc người đọc có bộ nail đẹp như ý.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận