banner thang 4
banner thang 4

Xăm môi có được ăn bún không? Có ảnh hưởng gì không?

Xăm môi có được ăn bún không, đây là nỗi niềm băn khoăn của chị em phụ nữ. Một trong những điều ảnh hưởng đến việc phục hồi của làn môi sau khi xăm là chế độ ăn uống. Đôi môi sau khi xăm rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Nếu không cẩn thận, tình trạng viêm nhiễm và lên màu không chuẩn có thể xảy ra sau này.

Vài nét về món ăn bún

Một trong những loại tinh bột được dùng phổ biến ở Việt Nam là bún. Có nhiều loại khác nhau tùy theo từng mục đích sử dụng. Nhưng nhìn chung sợi bún đều làm từ bột gạo tẻ lên men, rồi luộc chín qua nước sôi.

Chúng ta có thể thấy nhiều món ăn hấp dẫn làm từ bún xuất hiện, từ trong những mâm cơm gia đình hay nhà hàng sang trọng. Những món bún đặc sắc có thể kể đến như: bún bò, bún cá, bún thang, bún mọc,…

Thành phần dinh dưỡng khi cơ thể nạp vào 100g bún tươi như sau:

  • 110 calo.
  • 7g protein (đạm).
  • 7g tinh bột.
  • 500mg chất xơ.
  • 12mg canxi.
  • 200mcg sắt.
  • 32mg phốt pho.
  • 3g vitamin PP.
Bún là một món ăn quen thuộc của người Việt Nam
Bún là một món ăn quen thuộc của người Việt Nam

Lợi ích của việc ăn bún đối với sức khỏe, cơ thể

Xăm môi có được ăn bún không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu nhé. Đối với sức khỏe, việc ăn bún có thể mang đến cho chúng ta những lợi ích gì:

  • Duy trì cân nặng: Hàm lượng carbohydrates trong bún ít và bún không có chất béo.
  • Cải thiện sức khỏe tiêu hóa: Bún cung cấp nhiều chất xơ.
  • Không chứa gluten: An toàn cho người dị ứng với thành phần này trong thực phẩm.
  • Thúc đẩy lưu thông máu: Hàm lượng sắt trong bún đủ cho cơ thể để đảm bảo oxy được lưu thông dễ dàng.
  • Xương chắc khỏe hơn: Khoáng chất canxi có trong bún giúp cơ thể giảm nguy cơ loãng xương.
  • Hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường: Do chỉ số đường huyết trong bún thấp.
  • Loại bỏ độc tố: Trong bún chứa carbohydrates có tác dụng đào thải và thanh lọc cơ thể.

Xăm môi có được ăn bún không?

Đáp án cho việc xăm môi có được ăn bún không là có. Cho đến hôm nay, người ta vẫn chưa có nghiên cứu nào hay cũng như chưa có bằng chứng cụ thể về những tác hại đối với môi thực hiện phun xăm. Vì vậy, chị em có thể yên tâm ăn bún bình thường sau khi xăm môi.

Nhưng, chúng ta thường không ăn chỉ mỗi sợi bún mà còn kết hợp cùng các loại thực phẩm khác nhau. Những món bún hấp dẫn được phối hợp từ nhiều nguyên liệu như: thịt bò, thịt gà, thịt vịt, tôm, cua, ốc, hải sản các loại. Cùng các loại gia vị và rau ăn kèm như mắm tôm, mắm nêm, nước tương, rau muống,…

Những thực phẩm nên kiêng sau khi phun xăm môi
Những thực phẩm nên kiêng sau khi phun xăm môi

Những món bún quả thật thơm ngon và đầy màu sắc. Thế nhưng, một số thành phần trên đều có thể làm cho đôi môi phun xăm có thể bị viêm nhiễm, thâm tím. Điều này còn gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục,  môi sẽ khó lên màu chuẩn được.

Xăm môi có được ăn bún riêu không?

Với những phân tích phía trên, hẳn chị em đã có câu trả lời cho việc xăm môi có được ăn bún không. Nhưng bún riêu thì có ăn được không? Là người Việt Nam, ai cũng biết và quen thuộc với bún riêu. Món ăn có mùi thơm đặc trưng, ăn rất bắt miệng và khiến nhiều người yêu thích.

Từ tên gọi của bún riêu, hai thành phần chính là bún và riêu cua. Riêu cua được là từ thịt cua và vỏ cua xay nhuyễn. Kết hợp cùng các loại nguyên liệu khác như tôm khô, thịt heo, huyết, đậu hủ, chả quế,.. Bên cạnh đó là các loại rau ăn kèm như rau muống bào, rau sống. Đặc biệt không thể thiếu khi ăn cùng bún riêu chính là mắm tôm, thành phần tạo nên mùi vị đặc trưng.

Món bún riêu hấp dẫn nhưng chị em xăm môi thì không nên ăn
Món bún riêu hấp dẫn nhưng chị em xăm môi thì không nên ăn

Vậy xăm môi có được ăn bún không, nếu là món bún riêu? Câu trả lời là không. Cua, tôm, rau muống, mắm tôm là những nguyên liệu gây kích ứng cho môi. Chúng sẽ gây ảnh hưởng đến việc hồi phục của làn môi sau khi phun xăm.

Xăm môi có được ăn bún chả không?

Cũng giống như bún riêu, bún chả là một món ngon được làm từ bún. Vậy xăm môi có được ăn bún chả không? Cùng tìm thành phần tạo nên món bún chả, chúng ta sẽ có được câu trả lời.

Bún chả là một món ngon có xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam. Đặc sản nổi tiếng đất Hà thành có đặc trưng là chả băm làm từ thịt nạc heo và chả miếng làm từ thịt ba chỉ heo. Ăn cùng với đu đủ bóp chua ngọt chấm cùng nước mắm pha khéo.

Sự kết hợp giữa bún, thịt chả, đồ chua ăn kèm với rau sống cùng tí gia vị nêm như tỏi ớt băm, chanh tạo nên hương vị tuyệt hảo. Đây chính là món ăn mà chúng ta nhất định dùng thử khi có dịp ghé thăm Hà Nội.

Chị em hoàn toàn có thể ăn món bún chả sau khi xăm môi
Chị em hoàn toàn có thể ăn món bún chả sau khi xăm môi

Ở phần xăm môi có được ăn bún không, chúng ta đã liệt kê các thành phần gây kích ứng cho môi. Dựa trên những gì vừa phân tích, sau khi xăm môi, chúng ta có thể ăn được bún chả. Những nguyên liệu tạo nên món bún chả đều lành tính, không gây ảnh hưởng cho môi xăm. Chị em hoàn toàn yên tâm khi thưởng thức món ăn này.

Xăm môi ăn bún thịt nướng có được không?

Không gì làm lạ khi có rất nhiều “fan” yêu thích, bún thịt nướng là một món ăn không chỉ dễ thực hiện mà còn rất bắt miệng.. Hầu như đi đến đâu, chúng ta đều có thể tìm được món ăn này. Tùy theo khẩu vị từng miền mà mỗi nơi lại có hương vị riêng biệt.

Chiếc hồn của món bún nằm ở những miếng thịt được nướng sao cho vàng đều. Thịt nạc heo nêm gia vị thông thường cùng sả và vừng, kết hợp với nước mắm chua ngọt và rau sống. Chính điều này tạo nên mùi thơm không lẫn vào đâu được của món bún thịt nướng.

Những nguyên liệu làm nên món bún thịt nướng đều không gây kích ứng cho môi xăm. Xăm môi có được ăn bún hay không, câu trả lời là có. Nhưng thay vì kiêng những món bún không được ăn, chị em hãy ăn bún thịt nướng nhé.

Chị em yêu thích các món bún có thể ăn bún thịt nướng sau khi xăm môi
Chị em yêu thích các món bún có thể ăn bún thịt nướng sau khi xăm môi

Những món bún cần kiêng và nên ăn sau khi phun xăm môi

Sau khi xăm môi, chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến quá trình phục hồi. Dù có những món bún chị em yêu thích phải kiêng khem, vẫn còn nhiều món bún khác cho các nàng lựa chọn. Cùng tham khảo những món bún chúng ta cần kiêng và những món có thể ăn bình thường khi phun xăm.

Các món bún cần kiêng

Xăm môi có được ăn bún không, đó là tùy vào món bún đó được làm từ nguyên liệu gì. Như đã nêu ở trên, món bún riêu chứa các nguyên liệu không tốt cho môi xăm và cần phải kiêng. Chị em nên chú ý thêm các món bún sau đây:

  • Bún bò

Một trong những món sở hữu lượng fan đông đảo là bún bò. Dù là đặc sản của Huế, món bún này có mặt trên khắp cả nước. Màu sắc bắt mắt, hương vị đậm đà, đa dạng topping là những điều tạo nên món bún bò nổi tiếng. Thế nhưng chị em không nên ăn vì nguyên liệu chính là thịt bò và nêm vào chút mắm ruốc.

Dù thích món bún bò, nhưng chị em xăm môi nên kiêng món ăn này
Dù thích món bún bò, nhưng chị em xăm môi nên kiêng món ăn này

Thịt bò là một trong những thực phẩm cần kiêng hàng đầu sau khi xăm môi. Cho nên, chúng ta nên kiêng ăn bún bò cho đến khi môi lành hẳn. Nếu quá yêu thích món ăn này, chị em có thể thứ món bún bò chay cũng hấp dẫn không kém.

  • Bún thái

Bún thái là món bún có vị chua ngọt kết hợp cùng các loại hải sản đa dạng như tôm, mực, nghêu và thịt bò… So sánh với các thực phẩm cần chú ý khi xăm môi, bún thái cũng nằm trong danh sách cần kiêng.

Hầu hết nguyên liệu trong bún thái đều gây viêm nhiễm cho môi xăm. Vậy xăm môi có thể ăn bún hay không?. Bún ăn được, nhưng bún thái thì không nên. Chị em có thể cân nhắc thưởng thức một tô bún thái chay cũng rất ngon miệng.

  • Bún mắm

Giống như bún thái, nguyên liệu chủ yếu tạo nên món bún mắm là hải sản. Đây là món ăn đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ. Nước lèo được làm mắm cá linh hoặc mắm cá sặc. Thêm vào heo quay, chả, tôm, mực,… ăn kèm với rau muống bào và rau sống.

Có thể thấy hơn nửa nguyên liệu của món bún mắm đều là thực phẩm cần kiêng sau khi xăm môi. Vì vậy, để tốt cho môi, chị em phụ nữ không nên ăn món bún mắm này.

  • Bún măng vịt

Bún măng vịt là món ăn hấp dẫn và độc đáo khi kết hợp thịt vịt ngon cùng sự dịu ngọt của nước dùng. Bún măng vịt phổ biến ở các tỉnh miền Trung nước ta. Tuy vậy, đây lại là món cần kiêng sau khi xăm môi.

Bún măng vịt cũng là món nên kiêng khi phun xăm môi
Bún măng vịt cũng là món nên kiêng khi phun xăm môi

Nguyên liệu chính của món ăn này thịt vịt, một loại thịt có chất gây ảnh hưởng đến màu môi xăm. Ngoài ra, hàm lượng protein có trong thịt cao sẽ làm môi sau khi xăm có sẹo lồi. Chị em đặc biệt chú ý, không nên ăn bún măng vịt sau khi xăm môi nhé.

Các món bún có thể ăn bình thường sau khi xăm môi

Có thể các món bún mà chị em phụ nữ yêu thích nằm trong danh sách cần kiêng sau khi xăm. Nhưng vẫn còn nhiều món bún khác mà chị em có thể thưởng thức.

  • Bún mọc

Bún mọc hay còn gọi là bún mọc là món ăn có xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam. Đặc trưng là những viên mọc hòa quyện cùng nước hầm xương đậm đà. Đa phần nguyên liệu làm nên món ăn này đều làm thịt heo, chả lụa, xương ống, sườn non, giò sống. Bún mọc được xem là an toàn nếu còn băn khoăn xăm môi có được ăn bún hay không.

  • Bún giò heo

Bún giò heo cũng nằm trong danh sách những món bún thơm ngon phổ biến ở nước ta. Sự ngọt thanh đến từ xương ống, thêm khoanh giò heo bắt mắt tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt khi thưởng thức. Món ăn này chị em phụ nữ nên ăn sau khi xăm môi. Vì trong giò heo chứa nhiều collagen, góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục cho môi xăm.

Trong giò heo chứa nhiều chất tốt cho sự hồi phục của môi
Trong giò heo chứa nhiều chất tốt cho sự hồi phục của môi

Với câu hỏi xăm môi có ăn được bún không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Kiến Thức Spa hi vọng với những thông tin trên chị em đã giải đáp được thắc mắc.

Dù xăm môi hay thực hiện các thẩm mỹ khác, chị em nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ thẩm mỹ. Từ đó, các nàng sẽ lựa chọn được những món bún nói riêng và các thực phẩm khác nói chung mà không gây ảnh hưởng đến kết quả sau này.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận