Nốt ruồi được xem như một dấu hiệu mang ý nghĩa phong thủy, điểm nhấn duyên dáng cho chủ nhân. Tuy nhiên lại có những nốt lại quá to hay ở không đúng vị trí, gây mất thẩm mỹ. Do đó, tẩy nốt ruồi là một biện pháp được nhiều người lựa chọn. Song, sau khi thực hiện bạn cần kiêng ăn một số thực phẩm để không xuất hiện sẹo. Vậy tẩy nốt ruồi có ăn được mì tôm không?
Sau khi tẩy nốt ruồi có ăn được mì tôm không?
Sau khi tẩy nốt ruồi không được ăn mì tôm bởi món này có chứa thành phần chính là tinh bột, làm lượng đường trong máu gia tăng đáng kể. Điều này dễ gây ra mỡ thừa tích tụ dưới da, khiến da không hấp thụ dưỡng chất cần thiết để làm lành vết thương, dễ để lại sẹo. Thậm chí, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây viêm, nhiễm trùng vết thương.
Người mới tẩy nốt ruồi nên tránh ăn mì tôm cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn. Thời gian kiêng cữ còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người, thông thường dao động khoảng 7 – 14 ngày. Chỉ sau khi qua giai đoạn bong tróc vết thương và hình thành da non mới được phép ăn mì.
Những loại thực phẩm không nên ăn sau khi tẩy nốt ruồi
Một số loại thực phẩm tưởng chừng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây sẹo. Chính vì vậy, sau khi tẩy nốt ruồi bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh tác động xấu tới vùng da đó. Dưới đây là một số loại thức ăn bạn phải kiêng trong quá trình làm lành sẹo:
Kiêng thịt bò, thịt gà
Thịt gà và thịt bò được đánh giá là thực phẩm có nguồn dinh dưỡng lớn cho cơ thể con người. Tuy nhiên, đối với những người đang có vết thương hở như việc tẩy nốt ruồi thì nên kiêng ăn.
Thịt bò chứa nhiều protein sẽ kích thích tế bào ở vết thương phát triển quá mức. Từ đó, tạo nên sẹo lồi và màu da ở vùng đó sẽ sẫm hơn gây mất thẩm mỹ. Với thịt gà cũng như vậy, nó có thể gây viêm và ngứa khi ăn cả phần da gà. Để không gián đoạn quá trình chữa trị, bạn nên kiêng thịt gà và bò cho tới khi vết thương lành hẳn.
Không nên ăn đồ hải sản có mùi tanh
Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ,… thuộc thực phẩm có đồ tanh dễ kích ứng tới vùng da có vết thương. Trường hợp hay gặp nhất là gây cảm giác ngứa, khó chịu. Điều này dẫn tới việc bạn chạm tới vùng da đó và làm tróc lớp màng ngoài. Nguy cơ hình thành sẹo thâm từ đó cao hơn. Đặc biệt là với những vùng trên mặt thì bạn cần hạn chế tuyệt đối.
Hạn chế các món từ nếp
Ngoài thắc mắc tẩy nốt ruồi có ăn được mì tôm không, thì nhiều người cũng tự hỏi vậy nếp có được ăn không?
Gạo nếp thường có tính nóng nên khi ăn vào vết thương khó lành hơn bình thường. Ngoài ra, nếu tệ hơn thì nếp còn gây sưng mủ, viêm nhiễm gây đau và mất thẩm mỹ da. Trong những dịp lễ tết thì các món ăn hấp dẫn làm từ nếp xuất hiện nhiều. Vậy nên, bạn cần phải nhớ và không được thử dù là với hàm lượng ít nếu không muốn xuất hiện sẹo.
Không nên ăn rau muống
Trong số các loại rau thì rau muống chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt, đây là thực phẩm xuất hiện nhiều trong các mâm cơm gia đình. Sau khi tẩy nốt ruồi bạn không nên ăn vì rau muống có khả năng kích thích tăng collagen phát triển. Do đó, cho dù vết thương đã lành thì vẫn có thể xảy ra hiện tượng sẹo lồi. Việc sản sinh tế bào quá mức vậy cũng gây ảnh hưởng xấu.
Kiêng ăn trứng
Một thực phẩm giàu protein với nhiều chất dinh dưỡng rất quen thuộc với chúng ta là trứng. Việc chế biến món ăn này nhanh, đơn giản nên được nhiều người chọn là “món tủ”. Tuy nhiên, trứng có thể làm tăng nguy cơ kéo da non, gây nên sẹo. Hơn thế nữa, giống như thịt bò thì thực phẩm này có thể làm da không đều màu, bị thâm sẫm.
Chính vì vậy, trong quá trình tẩy nốt ruồi bạn không nên ăn trứng. Kiêng ăn những thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng vết thương sẽ giúp bạn lành vết thương nhanh hơn và da không mất thẩm mỹ.
Nên làm gì để nhanh hồi phục vùng da tẩy nốt ruồi?
Sau khi tẩy nốt ruồi khoảng vài ngày thì vùng da sẽ đóng vảy trong khoảng 1 tuần trước khi tróc. Bạn không nên cậy mảng đen đó ra bởi có thể vết thương chưa lành hẳn, nguy cơ xuất hiện sẹo cao. Bên cạnh đó, vùng da sau khi tẩy khoảng 2 ngày thường mỏng yếu, nên hạn chế rửa mặt và cho nước tiếp xúc trực tiếp.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn và kem dưỡng có vitamin A, C, E. Những loại kem này sẽ giúp quá trình tái tạo da nhanh và tốt hơn. Trước khi dùng, bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp tình trạng da. Hơn nữa, điều đó an toàn và tránh được những trường hợp xấu xảy ra.
Qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi tẩy nốt ruồi có ăn được mì tôm không. Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc chữa trị nốt ruồi thì bạn không nên ăn mì tôm và một số loại thực phẩm nêu trên. Kiến thức Spa hy vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích và lành vết thương nhanh không để lại sẹo.
Xem thêm: Sau khi tẩy nốt ruồi kiêng gì? Các thực phẩm cần tránh xa?
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Bình luận