Đối với nhiều chị em phụ nữ thì trà là loại thức uống là tốt và phù hợp cho những người yêu thích lối sống tự nhiên lành mạnh. Tuy nhiên điều này gặp phải một số vấn đề khi bạn tiến hành phun môi thẩm mỹ. Vậy cụ thể sau khi đã phun môi có được uống trà không?
Trà là loại thức uống dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Nếu như bạn muốn biết phun môi có được uống trà không, điều đầu tiên cần làm là phân tích về hàm lượng dưỡng chất và thành phần của nước trà. Từ đó chúng ta sẽ biết được những thành phần này liệu có ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và lên màu sau khi phun môi.
- Trong nước trà có một hàm lượng lớn Caffeine và một số Alkaloid – Đây là hai hoạt chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng cường sự tỉnh táo và giảm mệt mỏi.
- Ngoài ra thì trà còn chứa một hàm lượng lớn chất chống Oxy hóa, khống chế các hoạt chất tự do có trong cơ thể và ngăn ngừa tình trạng lão hóa.
- Nước trà còn được sử dụng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, kích thích sự hình thành và phát triển của tế bào da một cách nhanh chóng hỗ, trợ hồi phục hiệu quả hơn.
- Tuy nhiên trong thành phần nước trà lại có chứa một hàm lượng Carbohydrate cũng như Protein, tạo ra nhiều phản ứng hóa học có trong nước trà.
Sau khi phun môi có được uống trà không?
Nhiều chị em sau khi phun môi thường lo sợ khi uống nước trà, màu nước trà sẽ ảnh hưởng, ám lên màu môi. Điều này có đúng không?
Như đã phân tích về thành phần có trong nước trà, thì chúng ta có thể thấy được rằng đây là một loại thức uống dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nếu sử dụng đúng cách có thể giúp làm tăng năng suất làm việc, giảm đau nhức cũng như ngăn ngừa lão hóa trên các vùng da.
Song tiến hành phun môi, tổn thương do kim phun xăm để lại trên vùng da môi không như vết thương thông thường. Đặc biệt là trong thời điểm này vùng da môi cần được hồi phục và hấp thụ một cách tối ưu nhất đối với mực phun xăm. Chính vì thế, với thắc mắc: phun môi có được uống trà không? Câu trả lời sẽ là KHÔNG, bạn không thể uống trà sau khi vừa mới tiến hành phun môi.
Lý do không nên uống trà sau khi phun môi
Thực tế thì trong thành phần của nước trà có chứa một hàm lượng lớn cafein không tốt cho sự sự lưu thông máu trong cơ thể. Khi lưu lượng máu bị hạn chế chế lưu thông sẽ khiến cho những mạch máu ở vùng da môi không thể hấp thụ dưỡng chất đồng đều, khiến cho việc lên màu phun xăm không như ý hoặc lên màu nhưng bị đậm nhạt ở một số vị trí.
Ngoài ra thì uống nhiều trà có thể khiến cho tế bào da môi bị ảnh hưởng và dần trở nên thâm sạm, đặc biệt là khi vừa mới tổn thương sau khi phun môi thì quá trình thâm này còn diễn ra nhanh hơn.
Chưa kể đến việc sử dụng một số loại trà có thành phần tạp chất, hương liệu và mùi vị đặc trưng để tăng thêm độ hấp dẫn cho thức uống này. Vì vậy nếu uống trà trong thời điểm đôi môi bị thương thì những hợp chất này có thể ảnh hưởng tới vết thương trên da, làm biến đổi màu mực phun. Do đó nếu như bạn thắc mắc phun môi có được uống trà không thì câu trả lời chắc chắn là không, và tuyệt đối nên kiêng uống trà trong một thời gian dài sau khi phun môi bạn nhé!
Một số loại thức uống dinh dưỡng tốt sau khi phun môi
Sau khi đã biết được phun môi có được uống trà không, chắc hẳn nhiều chị em phụ nữ sẽ thắc mắc không biết nên uống gì để có thể hỗ trợ đôi môi phun lên màu và hồi phục nhanh chóng.
Nếu như bạn vừa mới thực hiện phun môi lần đầu tiên, hãy chú ý tăng cường các loại thức uống dinh dưỡng sau đây:
Nước ép dứa
Nước ép dứa được đánh giá là một trong những loại thức uống tốt và phù hợp sau khi vừa mới tiến hành phun môi. Thay vì băn khoăn phun môi có được uống trà không, hãy bổ sung ngay cho mình một ly nước ép dứa để tăng cường hàm lượng vitamin C, chất xơ và khoáng chất. Thúc đẩy hồi phục vết thương và tái tạo tế bào da môi sau khi phun nhanh chóng hơn.
Nước ép dưa hấu
Nước ép dưa hấu cũng được đánh giá cao nhờ chứa nhiều vitamin A, B, C. Tốt cho quá trình phục hồi và hỗ trợ lên màu chuẩn sau khi phun môi. Chỉ cần một ly nước ép dưa hấu mỗi ngày là bạn đã có thể thấy rõ hiệu quả.
Nước ép cà chua
Giống như những loại nước ép kể trên, Cà chua cũng chứa nhiều vitamin A, C. Khi được chế biến thành dạng nước ép có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục môi, giảm nguy cơ bị thâm môi cung cấp độ ẩm và giữ màu mực phun bền lâu.
Một số câu hỏi liên quan
Qua phân tích trên, chúng ta đã biết được rằng không nên uống trà sau khi phun xăm. Vậy các loại thức uống tương tự như trà đào, trà xanh, trà bí đao, trà hoa cúc,… thì sao?
Xăm môi có được uống trà đào không?
Được xem là một loại nước giải khát, nhiều người thắc mắc xăm môi uống trà đào được không? Câu trả lời là không nên. Trà đào không phải là thức uống lý tưởng sau khi phun xăm vì có khả năng ảnh hưởng đến màu xăm.
Tuy rằng hàm lượng nước trà nguyên chất trong trà đào không nhiều, nhưng nếu uống nhiều môi của bạn bị tối màu đi. Bên cạnh đó, mặc dù trong đào chứa nhiều vitamin nhưng lượng đường rất nhiều vừa không tốt cho sức khỏe vừa ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tổn thương sau phun xăm.
Phun môi có được uống trà xanh không?
Theo chuyên gia làm đẹp, bạn có thể uống nước trà xanh sau phun xăm mà không cần lo lắng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hãy chỉ uống một lượng vừa đủ mỗi ngày. Trà xanh là thực phẩm chứa chất chống oxy hóa cao, đồng thời còn chứa nhiều vitamin A, B, C, E. Do đó, uống trà xanh sau khi phun xăm vừa giúp giải độc, vừa giúp chống oxy hóa, hỗ trợ hồi phục nhanh hơn.
Phun môi có được uống trà bí đao, trà hoa cúc không?
Tương tự như trà đào, trà bí đao là thức uống chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, trà bí đao còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Vậy nên sau khi phun môi, bạn có thể uống trà bí đao. Tuy nhiên hãy uống vừa phải với nước trà bí đao không đường.
Tuy nhiên, trà hoa cúc lượng cafein trong trà hoa cúc khá cao. Do đó, không nên uống trà hoa cúc sau khi phun xăm để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và lên màu môi.
Hi vọng rằng với những thông tin vào bài viết đã cung cấp, bạn đọc sẽ giải đáp được vấn đề phun môi có được uống trà không. Hãy lựa chọn cho mình những cách thức phù hợp để để giúp hồi phục đôi môi căng mọng quyến rũ và tràn đầy sức sống sau khi phun, chúc bạn thành công!
Xem thêm: >> Phun môi kiêng nước tương bao lâu? >> Phun môi kiêng trứng bao lâu để môi lên màu đạt chuẩn? >> Phun môi nên kiêng đồ nếp trong bao lâu?
Bình luận