banner thang 6
banner thang 6 MB

Chia sẻ top 7 kinh nghiệm quản lý spa hiệu quả

Kinh nghiệm quản lý spa để mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn, giúp doanh nghiệp phát triển hơn là mối quan tâm của các chủ kinh doanh. Để quản lý tốt một cơ sở, hệ thống spa cần rất nhiều kỹ năng, kiến thức. Cần phải biết những kỹ năng quan trọng nào cần phải có để trau dồi học tập. Từ đó, trở thành một người quản lý spa chuyên nghiệp, điều phối doanh nghiệp phát triển đi lên.

Những công việc của một người quản lý spa

Trước khi đi đến phần kinh nghiệm quản lý spa. Chúng ta cùng xem rằng những công việc hàng ngày của một người quản lý spa sẽ có những gì. Để rút ra những kỹ năng cần thiết mà người quản lý cần có để vận hành hoạt động của spa:

Người quản lý spa có rất nhiều công việc mỗi ngày
Người quản lý spa có rất nhiều công việc mỗi ngày
  • Báo cáo doanh thu mỗi ngày, vận hành điều phối công việc tại spa một cách trôi chảy nhất.
  • Sắp xếp phân bổ lịch làm việc cho nhân viên.
  • Chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp, nhiệt tình.
  • Kiểm kê sản phẩm hàng hóa.
  • Giải quyết những vấn đề phát sinh hoặc rủi ro của spa.
  • Giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm dịch vụ spa.
  • Xử lý hóa đơn, tiền bạc nhanh chóng và khéo léo.

Kinh nghiệm quản lý spa bạn cần biết

Có kiến thức và kỹ năng liên quan cần thiết

Kinh nghiệm quản lý spa đầu tiên đó là phải có vững vàng về những kiến thức liên quan để điều phối hoạt động cũng như giao tiếp với khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất. Những kiến thức quan trọng cần phải có:

  • Kiến thức liên quan đến kỹ thuật, kĩ năng về spa.
  • Kiến thức về dinh dưỡng, mỹ phẩm, trang thiết bị, dược liệu.
  • Kiến thức quản trị, quản lý.

Kỹ năng quản lý nhân sự

Để quản lý một cơ sở spa hiệu quả, cần phải có đội ngũ nhân viên có chuyên môn trong lĩnh vực làm đẹp. Người quản lý cần phải truyền đạt cho nhân viên hiểu được cách chăm sóc khách hàng như thế nào để mang lại cảm giác dễ chịu, chu đáo nhất.

Cần tuyển dụng những kỹ thuật viên có tố chất nhiệt tình, niềm nở, tận tâm. Xem xét xem họ có kỹ năng giao tiếp tốt, đủ để làm hài lòng khách hàng hay không. Người quản lý cần quan sát về thái độ và sắc mặt từ lúc vào phỏng vấn đến lúc ra về. Điều này vừa là kinh nghiệm, vừa là bí quyết để tuyển được những nhân viên phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần khuyến khích và hỗ trợ nhân viên mình. Điều phối công việc và xem xét đánh giá thành tích. Nếu họ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, hãy khen thưởng. Khi cảm thấy được trân trọng và công nhận, họ sẽ luôn nỗ lực phấn đấu trong công việc.

Quản lý nhân sự là một trong những kỹ năng quan trọng cần có
Quản lý nhân sự là một trong những kỹ năng quan trọng cần có

Giải quyết rủi ro phát sinh

Khi kinh doanh quản lý spa, chắc chắn sẽ gặp một trong những trường hợp, tình huống cần giải quyết nhanh chóng. Chẳng hạn như: khách bị đau cơ khi massage, bị chảy máu khi đang trị liệu hoặc bị dị ứng mỹ phẩm,… Đây là một số ít trong những sự cố gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến uy tín của cơ sở.

Lúc sự cố xảy ra, hơn ai hết để có kinh nghiệm quản lý spa tốt, bạn cần phải ứng biến nhanh chóng giải quyết khéo léo. Phải đảm bảo sự an toàn cho khách hàng để khách không bị bức xúc và sợ hãi. Đồng thời xin lỗi và đưa ra thương lượng đền bù để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

Luôn nâng cao kỹ năng chuyên môn

Để quản lý spa hiệu quả trong thị trường luôn không ngừng thay đổi, phải luôn trong tâm thế tìm tòi học hỏi mỗi ngày để phát triển. Tích lũy kiến thức từ sách, từ những chia sẻ của những người trong ngành, và kiến thức từ công việc thực tế mang lại. Luôn làm mới tư duy và kiến thức để đủ sức đưa doanh nghiệp đi lên.

Luôn trau dồi và làm mới bản thân để đưa doanh nghiệp phát triển
Luôn trau dồi và làm mới bản thân để đưa doanh nghiệp phát triển

Hiểu rõ điểm mạnh yếu của mình và đối thủ

Ông bà ta có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, điều này quả thật không hề sai. Là một người quản lý, bạn cần nắm được những điểm mạnh yếu, những gì đã, đang và chưa có của doanh nghiệp mình cũng như đối thủ. Quan sát chiến lược của những đối thủ cạnh tranh để từ đó rút ra kinh nghiệm quản lý spa mình một cách tốt nhất.

Quản lý kiểm kê hàng hóa xuất nhập kho

Cần nắm thông tin thống kê các sản phẩm xuất nhập kho từ mỹ phẩm đến vật tư. Phải thật chu đáo chi tiết và tỉ mỉ trong quá trình xuất nhập kho. Vì đây là việc ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của cơ sở.

Quản lý thông tin của khách hàng

Khi khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại cơ sở spa của mình, kinh nghiệm quản lý spa cần có là phải nắm và quản lý thông tin của khách hàng. Như thế, việc chăm sóc khách hàng trong và sau khi sử dụng dịch vụ sẽ tốt hơn. Góp phần thúc đẩy khách hàng quay trở lại với cơ sở mình vào lần sau.

Quản lý thông tin dữ liệu khách hàng
Quản lý thông tin dữ liệu khách hàng

Lời kết

Với tất cả những kinh nghiệm quản lý spa mà bài viết đã chia sẻ, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Đây là những thông tin cần thiết để trở thành một người quản lý spa chuyên nghiệp. Mọi người cần học hỏi và trau dồi các kỹ năng cần thiết một cách nhanh chóng để vận hành cơ sở spa phát triển hơn.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận