Phun môi là phương pháp làm đẹp được nhiều người áp dụng nhưng vẫn chứa đựng các rủi ro nhất định. Đặc biệt là tình trạng tụ máu bầm khá nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Trong bài viết sau hãy cùng điểm qua một vài loại thuốc tan máu bầm sau phun môi được dùng phổ biến, hiệu quả khá tốt hiện nay.
Nguyên nhân tụ máu bầm sau phun môi
Sau phun xăm tình trạng môi của chị em sẽ có những biến đổi nhất định. Đặc biệt không ít trường hợp người môi bị bầm tím kèm theo đó là sưng viêm. Tình trạng này có thể vì nhiều các nguyên nhân khác nhau như:
- Kỹ thuật viên đi kim quá sâu vào lớp thượng bì làm da bị tổn thương có thể khiến môi bị bầm kèm theo nhiều các vấn phát sinh.
- Loại mực kém chất lượng cũng có thể khiến môi bị bầm sau phun xăm.
- Tình trạng môi của khách hàng quá mỏng, môi bị thâm nhiều phải thực hiện khử thâm, phun xăm thời gian kéo dài.
- Do cách chăm sóc sau phun môi không đúng, không vệ sinh môi sạch sẽ và ăn uống thiếu kiêng cử cũng có thể dẫn đến tình trạng bầm.
Bầm sau phun môi có nhiều trường hợp khác nhau. Có những chị em chỉ bị bầm nhẹ sau đó tự tan sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tình trạng bầm kéo dài, môi sưng to hoặc viêm nhiễm thì chị em cần phải có cách xử lý hợp lý.
Các loại thuốc tan máu bầm sau phun môi được dùng nhiều
Môi bị bầm sau phun xăm thường thấy và cũng có nhiều cách khác nhau để khắc phục. Môi bị bầm thường kỹ thuật viên sẽ cho bôi thuốc hoặc uống thuốc. Các loại thuốc tan máu bầm sau phun môi thường được dùng hiện nay có thể kể đến như:
Thuốc Alpha Choay
Một trong những loại thuốc tan máu bầm sau phun môi thường được khuyên dùng đó là Alpha Choay. Loại thuốc với công dụng chính là giảm đau, kháng viêm, làm lành vết thương. Loại thuốc này được nhiều các spa, thẩm mỹ viện sử dụng và khuyên khách hàng dùng khi gặp phải tình trạng bằm, sưng sau làm đẹp. Thuốc Alpha Choay có thành phần chính là Alpha Chymotrypsin sẽ làm tàn vùng máu bầm một cách nhanh chóng.
- Giá bán: Hiện một hộp thuốc Alpha Choay 30 viên có giá bán khoảng 66.000Đ. Mọi người có thể mua thuốc ở hầu hết các tiệm thuốc tây lớn nhỏ trên khắp cả nước.
- Cách dùng: Thường có dạng viên và được dùng theo cách ngậm đến khi tan hoàn toàn.
Thuốc Long huyết P/H
Một trong những loại thuốc tan máu bầm sau phun môi dùng khá tốt đó là Long huyết P/H. Loại thuốc này có giá thành rẻ mà chất lượng lại vô cùng đảm bảo. Thành phần chính của thuốc Long huyết P/H đó là cao khô huyết giác có tác dụng giảm sưng đau, bầm tím, vết thương do chấn thương gây nên. Đặc biệt trong lĩnh vực phun xăm và thẩm mỹ thì thuốc Long huyết P/H được dùng rất nhiều.
- Giá bán: Hộp thuốc Long huyết P/H có giá bán khoảng 46.000Đ cho hộp 24 viên.
- Cách dùng: Có dạng viên và được dùng uống trực tiếp.
Thuốc OP. Zen
Thuốc tan máu bầm sau phun môi tiếp theo mà mọi người có thể tham khảo đó là OP. Zen. Thành phần chính của loại thuốc này là cao tô mộc. Thuốc có các công dụng chính là giúp tan máu bầm, giảm sưng. Bên cạnh sử dụng cho môi bị bầm sau phun xăm thì những trường hợp bầm, đau do chấn thương cũng có thể sử dụng thuốc OP. Zen.
- Giá bán: Hiện thuốc OP. Zen được bán ở rất nhiều các nhà thuốc với giá bán khoảng 40.000Đ.
- Cách dùng: Dạng viên và được dùng uống trực tiếp sau bữa ăn.
Thuốc Katrypsin Fort 8400IU
Thuốc Katrypsin Fort 8400IU là thuốc tan máu bầm sau phun môi tiếp theo mà mọi người có thể tham khảo. Thành phần chính của thuốc này đó là Alphachymotrypsin 8400 IU cùng các tá dược khác. Sử dụng thuốc Thuốc Katrypsin Fort 8400IU mang đến hiệu quả chính là giảm phù nề, giúp tan máu bầm và làm lành sau bỏng. Không chỉ với trường hợp phun môi mà với các trường hợp bệnh do chấn thương cũng có thể sử dụng Thuốc Katrypsin Fort 8400IU để cải thiện.
- Giá bán: Hộp Thuốc Katrypsin Fort 8400IU 2 vỉ 20 viên được bán với giá khoảng 20.000Đ.
- Cách dùng: Thuốc Katrypsin Fort 8400IU có dạng viên nén thường dùng để uống trực tiếp hoặc ngậm dưới lưỡi.
Alphachymotrypsin Mebiphar 4200 IU
Thuốc tan máu bầm sau phun môi tiếp theo mà mọi người có thể tham khảo là Alphachymotrypsin Mebiphar 4200 IU. Loại thuốc này cũng có thành phần chính Alphachymotrypsin. Sử dụng thuốc giúp giảm sưng tấy, phù nề, tan máu bầm và giúp kháng viêm. Thuốc này hiệu quả khá tốt và thường chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Mọi người không nên tự ý mua về dùng.
- Giá bán: Hiện hộp thuốc Alphachymotrypsin Mebiphar 4200 IU có giá bán khoảng 100.000Đ.
- Cách dùng: Thuốc Alphachymotrypsin Mebiphar 4200 IU được dùng uống trực tiếp hoặc ngậm dưới lưỡi.
Cách làm tan máu bầm sau phun môi nên biết
Bên cạnh dùng thuốc tan máu bầm sau phun môi thì mọi người cũng có thể áp dụng một vài cách làm khác. Phổ biến nhất chính là sử dụng đá chườm lạnh để máu bầm nhanh tan. Cách thực hiện vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Mọi người chuẩn bị túi chườm đá sau đó cho đá vào làm lạnh.
- Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ môi rồi chườm túi đá thật nhẹ nhàng lên môi.
- Bước 3: Giữ yên trong khoảng 15 phút là được. Nên thực hiện ngày 2 đến 3 lần để giúp máu bầm nhanh tan hơn.
Sử dụng đá chườm làm tan máu bầm được áp dụng trong trường hợp bầm nhẹ và không kèm theo sưng viêm. Nếu môi sau phun xăm bị bầm nặng, sưng viêm và đau khó chịu tốt nhất mọi người nên đến cơ sở y tế hoặc đến địa chỉ phun xăm để được kiểm tra tốt nhất.
Chườm đá giúp môi tan máu bầm
Lưu ý sử dụng thuốc tan máu bầm sau phun môi
Tình trạng môi bị bầm sau phun xăm không nên coi thường. Ngay cả khi mọi người sử dụng thuốc tan máu bầm sau phun môi vẫn phải đặc biệt chú ý. Hãy ghi nhớ những điều sau để đảm bảo an toàn khi uống thuốc và tốt hơn cho môi:
- Chị em nên uống thuốc được kê đơn từ bác sĩ, dược sĩ. Không nên tự mình mua thuốc về dùng.
- Uống thuốc tan máu bầm phải đúng hướng dẫn, có loại uống trực tiếp, có loại ngậm và cũng có loại bôi ngoài. Cần đặc biệt chú ý hướng dẫn sử dụng để phát huy hiệu quả tốt nhất.
- Uống thuốc đúng liều lượng, không được uống quá liều.
- Không kết hợp một lúc nhiều loại thuốc với nhau một cách tuỳ tiện, thiếu khoa học.
- Bên cạnh uống thuốc cần phải kết hợp các phương pháp chăm sóc, vệ sinh môi và chế độ dinh dưỡng khoa học để môi nhanh lành hơn.
- Không tuỳ tiện bôi thuốc hoặc dùng các loại thuốc tự chế gây hại cho môi.
- Dùng thuốc tan máu bầm chỉ nên áp dụng với trường hợp bầm không nghiêm trọng. Nếu môi bị viêm nhiễm, phun xăm bị hỏng gây tổn thương nặng cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
Trên đây là gợi ý một vài loại thuốc tan máu bầm sau phun môi. Những loại thuốc này chủ yếu hướng đến kháng viêm, giảm sưng và giúp tuần hoàn máu tốt hơn. Chị em nên theo dõi sát sao tình trạng môi của bản thân sau khi làm đẹp để kịp thời xử lý nếu thấy bất thường.
Bình luận