banner thang 4
banner thang 4

Tẩy nốt ruồi có được rửa nước muối không và những lưu ý

Tẩy nốt ruồi có được rửa nước muối không là điều mọi người quan tâm sau khi thực hiện thẩm mỹ trên da. Bên cạnh đó, còn có những lưu ý và cách chăm sóc như thế nào sau khi tẩy nốt ruồi. Bài viết hôm nay sẽ giúp chị em có câu trả lời chính xác nhất.

Tẩy nốt ruồi có được rửa nước muối không?

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu định nghĩa về nốt ruồi. Đây là những chấm đen, đỏ hay nâu xuất hiện trên bề mặt da khi mới chào đời hoặc trong quá trình trưởng thành. Tùy vào cấu tạo của lớp biểu bì, nốt ruồi có thể trơn láng hoặc thô ráp thậm chí có lông. Trung bình cơ thể người có khoảng 10 – 40 nốt ruồi.

Nốt ruồi đa số lành tính nhưng có thể gây mất tự tin nếu xuất hiện ở những vị trí kém thẩm mỹ. Vì vậy nhiều chị em tìm đến những phương pháp khác nhau để tẩy nốt ruồi. Hơn nữa, nếu nốt ruồi ác tính phải tiểu phẫu và phẫu thuật để tránh biến chứng và di căn.

Có nên dùng nước muối để rửa vết tẩy nốt ruồi
Có nên dùng nước muối để rửa vết tẩy nốt ruồi

Vậy tẩy nốt ruồi có được rửa nước muối không? Câu trả lời là Có. Cần rửa mỗi ngày bằng dung dịch nước muối pha loãng 0.9% để quá trình hồi phục nhanh hơn và chống nhiễm trùng. Cùng với đó, nên thực hiện chăm sóc da cẩn thận và kiêng cữ theo lời dặn của chuyên gia.

Với công nghệ phát triển hiện nay có nhiều cách để tẩy nốt ruồi không để sẹo hay di chứng. Tuy nhiên, chúng ta cần lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ có uy tín để thực hiện. Quan trọng hơn, không nên tự thực hiện tại nhà theo các mẹo dân gian để tránh “rước họa vào thân”.

Các bước chăm sóc da sau khi thực hiện tẩy nốt ruồi

Chăm sóc da sau khi thực hiện tẩy nốt ruồi là rất quan trọng. Điều này giúp vết thương mau lành và không để lại sẹo. Sau đây là các bước dưỡng da theo khuyến cáo của các bác sĩ:

  • Bước 1: Dùng dung dịch Hydroperoxide pha loãng hay nước muối sinh lí rửa vết thương 2 lần/ngày.
  • Bước 2: Sau khi làm sạch, thoa thuốc mỡ kháng sinh lên và băng vết thương lại để tránh tiếp xúc với nước. Không tự ý đắp thuốc, đắp lá cây, thoa dầu,… theo dân gian để tránh viêm nhiễm da.
  • Bước 3: Tùy vào phương pháp tẩy nốt ruồi mà sau khi thực hiện có cảm giác khó chịu hay đau rát không. Nếu cảm thấy cần thiết, hãy uống Ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bước 4: Trong thời gian hồi phục, da non lên sẽ gây ra cảm giác ngứa. Hãy thoa kem dưỡng ẩm lên vị trí này để giảm tình trạng khó chịu. Ưu tiên chọn sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên để hạn chế rủi ro.
  • Bước 5: Nếu thực hiện tẩy nốt ruồi bằng laser, bắt buộc phải kiêng ăn đồ tanh, thịt bò, rau muống, nếp,…
  • Bước 6: Để tránh để lại sẹo, thoa nghệ tươi hay tinh chất nghệ lên vùng vết thương.
  • Bước 7: Để giảm bớt thâm ở vùng da sau khi tẩy nốt ruồi, trước khi ra ngoài nên thoa kem chống nắng và che chắn kỹ lưỡng.
Thoa kem chống nắng vô cùng cần thiết trước khi ra ngoài
Thoa kem chống nắng vô cùng cần thiết trước khi ra ngoài

Với câu hỏi tẩy nốt ruồi có được rửa nước muối không, chúng ta đã có đáp án trả lời. Tuy nhiên, cần lưu ý thêm đến những việc nên và không nên làm trong suốt quá trình hồi phục của da. Điều này giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của da và ngăn ngừa hình thành sẹo.

Không đụng vào vết thương

Trong thời gian hồi phục, các mô liên kết liền lại với nhau sản sinh nên da non. Điều này sẽ gây châm chích và khó chịu tại vùng da đang lành. Tuy vậy, tuyệt đối không đụng vào vết thương hay chà xát mạnh gây tổn thương. Da sẽ có khả năng để lại sẹo do vi khuẩn xâm nhập. Khi cần thiết phải bôi thuốc lên da, đảm bảo rửa tay thật sạch trước khi thực hiện.

Giữ vùng da khô ráo

Giữ vùng da khô ráo trong 24 giờ đầu sau khi tẩy nốt ruồi rất quan trọng. Tình trạng viêm sẽ xảy ra khi vết thương gặp nước do sự đứt gãy của mạch máu và huyết thanh hóa lỏng. Nguồn nước không đảm bảo chứa nhiều vi trùng và vi khuẩn có hại có thể gây tổn thương sâu bên trong, tăng nguy cơ để lại sẹo.

Khi đã biết tẩy nốt ruồi có được rửa nước muối không, nên sử dụng nước sạch, ấm để tắm rửa và vệ sinh bình thường. Lưu ý không dùng nước quá nóng có thể gây bỏng và xuất huyết ở vùng da yếu.

Vệ sinh hằng ngày

Vệ sinh vết thương hằng ngày để loại bỏ tối đa vi khuẩn giúp da mau lành hơn. Các dung dịch như nước muối loãng, cồn 60 độ có thể dùng để sát khuẩn rất hiệu quả. Không dùng oxy già hay iot do có tính tẩy rửa mạnh. Ngoài ra, nghệ tươi hay các sản phẩm có chứa Curcumin đều làm sạch da tốt và hạn chế sẹo.

Dùng bông tẩy trang mềm thấm nước muối loãng để lau bề mặt da, sau đó dùng khăn thấm khô. Tốt nhất nên thực hiện 2 đến 3 lần một ngày trong 12 – 48 giờ đầu tiên để vết thương mau khô và đóng vảy.

Thay băng gạc theo hướng dẫn của bác sĩ
Thay băng gạc theo hướng dẫn của bác sĩ

Với vết tẩy trên mặt, không trang điểm trong ít nhất 5 ngày để tránh mỹ phẩm dính vào da. Ngoài ra, cần thay băng gạc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tổn thương.

Kiêng cữ theo hướng dẫn

Kiêng cữ theo hướng dẫn sau khi thực hiện tẩy nốt ruồi giúp da chóng lành và hạn chế sẹo. Nên tham khảo và tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo lời khuyên của bác sĩ để đạt kết quả như mong muốn. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E hay kẽm, omega 3,… để đẩy nhanh quá trình phục hồi ở da. Ngoài ra, cần uống đủ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để tăng sự trao đổi chất.

Tẩy nốt ruồi nên kiêng gì?

Ngoài tẩy nốt ruồi có được rửa nước muối không, tẩy nốt ruồi nên kiêng gì cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Một chế độ ăn uống đúng sẽ hạn chế tối đa việc để lại sẹo trên da. Sau đây là các thực phẩm nên kiêng sau khi tẩy nốt ruồi để có một làn da tươi sáng ưng ý.

Trứng gà

Cần kiêng ăn trứng gà trong ít nhất 10 ngày đầu để tránh tình trạng da không đều màu. Bởi đây là thực phẩm làm vùng da non trắng bọt hơn bình thường gây loang lổ mất thẩm mỹ. Hơn nữa, trứng gà còn làm chậm quá trình hồi phục của da và có thể gây sẹo lồi.

Thịt gà

Thịt gà không nên ăn trong ít nhất 7 ngày đầu sau khi tẩy nốt ruồi. Do thịt gà có tính nóng trong làm bề mặt vết thương sưng viêm và khó đóng vảy. Càng kéo dài thời gian lành vết thương càng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và để lại sẹo.

Kiêng thịt gà là thắc mắc bên cạnh tẩy nốt ruồi có được rửa nước muối không
Kiêng thịt gà là thắc mắc bên cạnh tẩy nốt ruồi có được rửa nước muối không

Rau muống

Rau muống đứng đầu trong danh sách thực phẩm cần kiêng đối với người có vết thương hở. Sự kích thích tăng sinh lượng collagen sau khi ăn khiến vùng da tẩy nốt ruồi bị ảnh hưởng gây nên sẹo lồi.

Ngoài ra, ăn rau muống trong quá trình lên da non làm chúng ta cảm thấy ngứa và khó chịu hơn. Hơn nữa còn làm bề mặt vùng da này sần cứng và không đều màu.

Thịt bò

Thịt bò là một thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Vậy bên cạnh tẩy nốt ruồi có được rửa nước muối không, có được ăn thịt bò không? Để có một kết quả như mong muốn, nên kiêng thịt bò trong thời gian ít nhất 1 tuần. Hàm lượng protein cao dễ dẫn đến việc sản sinh collagen quá mức, làm tăng nguy cơ sẹo lồi.

Hải sản

Giống như rau muống hay thịt bò, lượng protein có trong hải sản và đồ tanh rất cao. Điều này làm quá trình lên da non có cảm giác ngứa và khó chịu hơn. Ảnh hưởng đến thời gian lành vết thương và có thể để lại sẹo thâm.

Đồ nếp

Đồ nếp như xôi, chè,… là những thực phẩm có tính nóng và không có lợi cho vùng da đang lành. Các chất có bên trong sẽ khiến vết thương sưng nề, lâu phục hồi và để lại sẹo.

Cần kiêng ăn đồ nếp để tránh gây ra sẹo lồi
Cần kiêng ăn đồ nếp để tránh gây ra sẹo lồi

Hơn nữa, cảm giác khó tiêu gây áp lực lên hệ tiêu hóa, cơ thể sẽ không thể tập trung chữa lành vết thương. Do đó, đồ nếp cũng là một thực phẩm nên kiêng sau khi tẩy nốt ruồi.

Với bài viết tẩy nốt ruồi có được rửa nước muối không, hy vọng đã giúp chị em giải đáp thắc mắc. Bên cạnh đó, những thông tin hữu ích về cách chăm sóc và chế độ ăn uống hợp lý cũng đã được cung cấp. Chúc mọi người có được một làn da ưng ý và sớm tìm lại được vẻ tự tin của chính mình.

 

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Mời đánh giá

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận