Phun môi có phải uống thuốc kháng sinh không là thắc mắc sau khi thực hiện làm đẹp cho môi. Đây là phương pháp làm đẹp được đánh giá an toàn nhưng vẫn có trường hợp phải sử dụng thuốc. Vậy cách dùng như thế nào và cách chăm sóc sau khi phun để mang lại kết quả như ý? Tham khảo nội dung bên dưới để giải đáp các câu hỏi trên.
Phun môi có phải uống thuốc kháng sinh không?
Đáp án của vấn đề phun môi có phải uống thuốc kháng sinh không là tùy tình trạng của môi sau khi phun. Phun môi là kỹ thuật dùng đầu kim siêu nhỏ tác động vào tầng thượng bì để đưa mực vào. Nhờ thế mang đến đôi môi tươi tắn, khắc phục được khuyết điểm như nhạt, không đều màu, thâm,… Đây được đánh giá là kỹ thuật khá an toàn nhưng vẫn có thể phải dùng thêm kháng sinh.
Sau khi thực hiện, môi sẽ thường gặp phải một số tình trạng như sưng hay đau nhức gây khó chịu. Đây là những triệu chứng hoàn toàn bình thường và không cần uống thuốc kháng sinh. Tình trạng này qua một thời gian sẽ hết, môi bắt đầu bong tróc và lành một cách tự nhiên.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp môi sưng nặng hơn và viêm nhiễm lâu hơn. Chị em sẽ gây đau đớn dữ dội hay mưng mủ, bắt buộc phải dùng kháng sinh. Với mục đích giảm đau và hạn chế, ngăn ngừa vết thương lan rộng và lâu lành. Nếu không thuyên giảm trong 3 ngày cần gặp ngay bác sỹ để điều trị kịp thời. Đặc biệt lưu ý không sử dụng thuốc bừa bãi tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nên sử dụng thuốc kháng sinh nào sau phun môi?
Sau khi phun môi, có thể sử dụng một số loại thuốc sau đây để môi giảm đau nhức và nhanh lành:
- Alpha Choay: công dụng chống phù nề, được khuyến khích sử dụng trong trường hợp bị sưng do phẫu thuật.
- Cephalexin (hay còn gọi là Cefalexin): có tác dụng điều trị bệnh hay vết thương do vi khuẩn xâm nhập.
- Acyclovir: sử dụng để điều trị vết thương bị nhiễm trùng hay viêm loét.
Các loại thuốc kháng sinh trên đều có tác dụng kháng viêm, giảm đau và giảm sưng. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến kết quả phun môi, chỉ uống thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Một số loại thuốc uống giúp môi lên màu đẹp?
Với những thông tin trên chắc hẳn chị em đã biết phun môi có phải uống thuốc kháng sinh không. Bên cạnh các loại thuốc đẩy nhanh hồi phục, có thể dùng thêm sản phẩm giúp môi lên màu đẹp. Vitamin dạng viên uống sẽ làm đẹp da môi luôn căng bóng, mịn màng và màu lên chuẩn hơn.
Một số loại thuốc vitamin có thể sử dụng sau khi phun môi như:
- Vitamin A, K
Có khả năng kích thích tái tạo da non, giúp môi bong tróc một cách tự nhiên. Ngoài ra, vitamin A còn làm giảm sưng, viêm và dưỡng ẩm giúp môi lên màu đẹp và chuẩn.
- Vitamin C
Được xem là “thần dược” nhất là với làn da đang có tổn thương bên ngoài. Ngoài chống viêm, kháng khuẩn còn ngăn ngừa các hắc tố da tấn công gây thâm sạm môi.
- Vitamin E
Có tác dụng cấp ẩm và làm mềm môi, được dùng sau khi môi đã bong tróc, tránh tình trạng khô hay nứt nẻ. Vitamin E còn giúp môi luôn hồng hào và màu lên sắc nét.
Ngoài sử dụng dạng viên uống, có thể dùng các loại dung dịch vitamin tổng hợp để bôi. Cạnh đó cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vào thực đơn hàng ngày. Một số thực phẩm tốt cho môi phun như bông cải xanh, cam, cà chua, bí ngô, cà rốt,…
Cách chăm sóc môi sau khi phun
Như đáp án của phun môi có phải uống thuốc kháng sinh không, mọi người có thể không cần dùng thuốc nếu môi ổn định. Hãy “bỏ túi” cách chăm sóc sau để hạn chế tình trạng môi sưng, viêm nhiễm:
- Trong thời gian 6 đến 8 tiếng sau khi phun, nước mô màu vàng nhạt sẽ xuất hiện trên môi. Khi đó hãy dùng bông sạch thấm ít nước muối sinh lý nhẹ nhàng làm sạch.
- Trong 24 tiếng đầu tiên cần hạn chế tối đa để môi tiếp xúc vào nước. Đặc biệt chú ý cẩn thận lúc uống nước, rửa mặt hay súc miệng.
- Bôi vitamin A thường xuyên sau khi về nhà để môi nhanh bong tróc hơn. Thời gian bong da sẽ từ 5 đến 7 ngày tùy theo loại mực phun sử dụng.
- Sau khi bong tróc, tiếp tục sử dụng các sản phẩm dưỡng môi. Lưu ý chọn các loại 100% từ thiên nhiên để tránh gây hại cho môi và giúp màu lên chuẩn.
- Không dùng tay tác động trực tiếp lên môi để tránh gây tổn thương hoặc nhiễm khuẩn.
- Nếu xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, cần thăm khám bác sĩ kịp thời để được hướng dẫn xử lý. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc khi không có chỉ định từ chuyên gia.
- Trong 1 tháng đầu tiên, kiêng sử dụng thức uống, đồ ăn chứa cồn và chất kích thích. Bởi chúng sẽ khiến tuần hoàn máu sẽ bị cản trở lưu thông làm môi lên màu không đẹp.
- Kiêng một số thực phẩm như: đồ cay nóng, thịt bò, gà, hải sản, đồ tanh, rau muống, đồ nếp,… Thời gian ít nhất 1 tháng hoặc lâu hơn tùy theo cơ địa mỗi người.
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và uống 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Tăng cường các thực phẩm tốt cho môi như cam, bưởi, bông cải, cà rốt, dâu tây, khoai lang,…
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ đôi môi khói bụi và ánh nắng Mặt Trời.
Bài viết đã giải đáp cho vấn đề phun môi có phải uống thuốc kháng sinh không. Mọi người hãy chăm sóc đúng cách để hạn chế tình trạng viêm nhiễm, sưng đau, khó chịu nhé!
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Bình luận