Phun môi bị nổi mụn nước gây khá nhiều lo lắng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt. Tuy vậy cũng có nhiều cách điều trị an toàn hiệu quả và nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo nếu chẳng may gặp phải. Vì vậy hãy cùng Kiến Thức Spa giải đáp phun môi bị mụn nước bôi thuốc gì và nguyên nhân – cách điều trị mụn nước nhé!
Nguyên nhân phun môi bị nổi mụn nước?
Phun môi là phương pháp làm đẹp hiện đại ngày nay được nhiều chị em lựa chọn bởi thời gian thực hiện ngắn, nhưng màu môi lại lưu giữ trong khoảng thời gian dài mà không cần tốn công trang điểm. Tuy nhiên sau khi phun môi lại thấy xuất hiện mụn nước màu trắng li ti. Để biết được phun môi bị mụn nước bôi thuốc gì thì chúng mình cùng tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mụn trắng li ti nhé!
Dụng cụ phun xăm không được đảm bảo vô trùng, an toàn
Việc các dụng cụ phun xăm được vệ sinh đúng cách đúng quy trình đảm bảo an toàn là một điều vô cùng quan trọng. Nếu không thì đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng nổi mụn nước và còn là nguyên nhân gây một số bệnh truyền nhiễm khác.
Thực hiện phun môi không đúng kỹ thuật, lạc hậu
Kỹ thuật phun môi đều là sử dụng mũi kim gây tổn thương cho môi rồi đưa mực vào phun xăm lớp biểu bì để tạo màu cho môi. Với các kĩ thuật phun xăm cũ đều là kim xăm thô và to, được chỉnh bằng tay nên độ chính xác không cao, dễ gây cho vết thương bị hở. Kim to nên tiếp xúc với môi mạnh, vết thương to hơn nên thường bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập.
Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng phun môi bị mụn nước đặc biệt là những người sở hữu da nhạy cảm.
Sử dụng mực phun không đạt chuẩn, không có xuất xứ rõ ràng
Mực phun không chỉ quyết định màu môi lên chuẩn, nhanh hay không mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn môi sau phun. Theo nhiều nghiên cứu, khi phun trực tiếp các loại mực phun pha tạp hóa chất sẽ dẫn đến môi bị thâm đen, nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời.
Chăm sóc không đúng cách sau khi phun làm môi bị nhiễm khuẩn
Bạn cần phải biết chăm sóc môi đúng cách sau khi phun xăm để vết thương được nhanh phục hồi. Nếu bạn không chăm sóc kĩ ăn kiêng đúng cách thì rất dễ gặp phải các tình trạng như bị nổi mụn nước, phun môi không lên màu,… Đơn giản như bạn không kiêng các thực phẩm gây sưng sẹo, không vệ sinh môi sạch sẽ, thường xuyên thức khuya, sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…sẽ làm ảnh hưởng màu môi, thậm chí môi nhiễm trùng nghiêm trọng.
Phun môi bị mụn nước có để lại sẹo không
Nguyên nhân gây ra tình trạng phun môi bị nổi mụn nước là rất đa dạng và phức tạp cả chủ quan lẫn khách quan. Do đó, thường thì ngay sau khi phun môi sẽ có biểu hiện sưng phồng và hơi nhức kèm theo đó là một số nốt mụn nước nhỏ.
Theo các bác sĩ da liễu và chuyên gia làm đẹp thì đây là một tình trạng phổ biến song có thể để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ cho chủ thể nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách.
Theo đó, nếu bạn không nhanh chóng thực hiện các biện pháp xử lý hay xử lí sai cách thì các nốt mụn sẽ lớn dần, nổi lên nhiều thêm, làm nước và làm mũ. Khi đó, chúng không những cản trở quá trình hồi phục và lên màu của môi mà còn gây ra mùi hôi và để lại nhiều vết sẹo lồi.
Phun môi bị mụn nước bao lâu thì khỏi
Tình trạng phun môi bị nổi mụn nước có thể xuất hiện ở bất cứ ai với mức độ nhẹ nặng khác nhau. Thông thường thì đối với đa số các trường hợp mụn sẽ tồn tại trong 2-3 ngày và sẽ xẹp hoàn toàn sau khoảng 1 tuần được điều trị.
Tuy nhiên, nếu bạn có cơ địa đặc biệt hoặc bị nóng trong người thì quá trình đó có thể kéo dài khoảng 2 tuần. Khi đó, bạn cần phải đặc biệt chú ý vào chế độ sinh hoạt và chăm sóc môi sao cho khoa học.
Những lưu ý quan trọng về chế độ sinh hoạt và chăm sóc môi khi bị nổi mụn nước hậu phun xăm là:
- Ngủ sớm dậy sớm, tốt nhất ngủ trước 22h và hạn chế thức khuya, thức trắng đêm.
- Không tắm biển ngay sau khi phun môi.
- Không để môi tiếp xúc với nước quá nhiều.
- Không được gây ra vết thương hở trên môi.
- Hạn chế tối đa việc dùng mỹ phẩm và các hóa phẩm khác lên môi.
- Bảo vệ môi khỏi các tác nhân vật lý và hóa học khác nhau ở bên ngoài môi trường bằng cách đeo khẩu trang y tế.
- Không ăn những thực phẩm tươi sống như mắm, sasimi, thịt gà và các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ.
- Hạn chế tiêu thụ nước uống có cồn, bia, rượu và nước ngọt có gas trong ít nhất 2 tuần đầu tiên.
- Ăn nhiều rau củ quả và trái cây giàu vitamin E, vitamin C.
- Uống nhiều nước ép trái cây và các loại nước mát.
- Tránh xa các loại trái cây gây nóng trong người như sầu riêng, nhãn, chôm chôm,…
- Uống thuốc trị mụn theo toa và hướng dẫn của bác sĩ nhưng không sử dụng nhiều loại cùng một lúc.
- Tuyệt đối không sử dụng các phương thức và bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng để thoa trị mụn. Điều này sẽ khiến tình trạng mụn nặng hơn.
Ngoài ra, nếu những nốt mụn đã được điều trị từ 2 tuần trở lên mà vẫn chưa có dấu hiệu biến mất ngược lại còn nặng hơn, nhiều hơn và làm mũ thì đó là một dạng biến chứng sau thẩm mỹ. Lúc này, bạn nên đến ngay cơ sở thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Phun môi bị mụn nước bôi thuốc gì?
Có cách nào khắc phục hiện tượng phun môi bị nổi mụn nước không? Và phun môi bị mụn nước bôi thuốc gì?
Mặc dù tình trạng nổi mụn nước sau khi phun môi là một dấu hiệu quả môi bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên chị em cũng đừng nên hoang mang và quá lo lắng mà hay bình tĩnh xử lý, bôi thuốc để nhanh chóng giải quyết tình trạng này. Theo đó, trước tiên chị em cần vệ sinh sạch sẽ vùng môi để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, vi trùng, sau đó dùng các loại thuốc bôi để giúp cho vết mụn nước mau lành.
Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc bôi được các chuyên gia da liễu khuyên dùng trong trường hợp phun môi bị nổi mụn nước như Acyclovir, Nano Bạc, Acyclostad, Valacyclovir, Acic, Benzosali, Benzac, Famciclovir, Thuốc Kamistad,…
Thuốc bôi Acyclovir
Acyclovir là loại thuốc bôi phổ biến và được dùng nhiều nhất trong điều trị tình trạng nổi mụn nước sau khi phun môi bởi đặc tính kháng virus trực tiếp. Acyclovir là một dẫn chất của purin nucleoside tổng hợp, có hoạt tính ức chế in vitro và in vivo virus. Nhờ vậy, bôi thuốc Acyclovir có tác dụng làm chậm sự phát triển và lây lan ra các vùng khác của virus Herpes, tạo điều kiện chống lại sự phá hủy của virus xâm nhập vào cơ thể và ngăn ngừa tình trạng mụn nặng hơn. Đồng thời, Acyclovir cũng giúp các vết lở loét khi mụn vỡ nhanh lành hơn; giảm đau ngứa và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Thuốc bôi Nano bạc
Ngoài Acyclovir thì thuốc Nano bạc cũng được chỉ định sử dụng trong trường hợp môi nổi mụn nước sau khi phun ở mức độ nhẹ. Nano bạc được chiết xuất từ các thành phần an toàn như lô hội, hành tây, vitamin E, glycerin, kali sorbat…có tác dụng làm sạch và làm lành các vết thương trên môi do mụn nước gây ra. Đồng thời, thuốc giúp loại bỏ, ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập gây tình trạng môi lở loét, khó chịu, sưng ngứa,…dưỡng môi mịn màng, căng bóng hơn.
Bôi thuốc Benzosali
Thuốc Benzosali được chỉ định điều trị các bệnh ngoài da thường gặp liên quan đến viêm da, nấm da, vảy nến, mụn nước, nổi mẩn,… Vì vậy, nếu trong gia đình có sẵn thuốc Benzosali, bạn cũng có thể tận dụng để xử lý tình trạng mụn nước trên môi của mình. Thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm đau rát, ngứa ngáy và làm mềm môi ngay sau 1 – 2 ngày thực hiện bôi đều đặn.
Kem đặc trị mụn nước Benzac AC
Một loại thuốc bôi khác đó là Benzac AC Wash dùng để điều trị mụn nước ở mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc có chứa hoạt chất benzoyl peroxide hỗ trợ tiêu diệt đến 94% vi khuẩn gây ra tình trạng mụn nước. Đồng thời, làm sạch môi và cấp ẩm để giảm sưng tấy môi cho nhiễm khuẩn gây ra.
Theo các chuyên gia, chỉ cần chị em bôi thuốc và làm sạch da môi bằng nước muối thật loãng đều đặn theo chỉ định là sẽ nhanh chóng xua tan mụn nước trên môi một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Lưu ý, bạn chỉ nên bôi thuốc vào những vùng bị mụn nước, tránh bôi lan ra diện tích rộng. Vì, điều này có thể khiến môi thâm trở lại đấy.
Acyclovir
Ngoài ra, bên cạnh việc phun môi bị mụn nước bôi thuốc gì để điều trị hiệu quả, bạn còn có thể uống thuốc. Bạn có thể uống Acyclovir 400mg sau khi phun môi 5 ngày. Điều này giúp các vết mụn hạn chế việc lở loét ra, mau chóng lành thương và có bờ môi gợi cảm hoàn mỹ. Đặc biệt hơn, đối với những người có thể trạng yếu, Acyclovir còn hỗ trợ làm giảm nguy cơ virus lây lan trong cơ thể và gây viêm nhiễm trùng. Tuy nhiên dù là tình trạng nặng hay nhẹ vì nguyên nhân nào bạn cũng nên đi đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để được các chuyên viên kiểm tra và tư vấn.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Acyclovir
Để trả lời cho câu hỏi phun môi bị mụn nước nên bôi thuốc gì thì Acyclovir được các bác sĩ tin tưởng khuyên dùng nhất. Tuy nhiên khi sử dụng Acyclovir, bạn có thể sẽ gặp hiện tượng môi khô, bong tróc da, môi bị rát và có dấu hiệu sưng đỏ. Ngoài ra, chúng cũng có một vài tác dụng phụ đối với những ai bẩm sinh nhạy cảm với Acyclovir như: Buồn nôn, đau đầu,… Nếu điều trị dài ngày có thể sẽ khiến bệnh nhân bị tiêu chảy và có khả năng phát ban. Do đó, đây là lý do bạn nên sử dụng Acyclovir để bôi chỉ trong 5 ngày đầu sau phun xăm môi và uống không quá 400mg để đảm bảo an toàn. Nếu sau 5 ngày khắc phục vẫn không hết bạn nên đến trung tâm thực hiện cho mình để được các bác sĩ tư vấn cụ thể và tìm ra phương án điều trị nhé!
Cách chăm sóc và lưu ý sau khi phun môi để sở hữu môi đẹp lên chuẩn màu
Ngoài các yếu tố kĩ thuật thì cách chăm sóc đôi môi sau khi phun cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và kết qảu lên màu của môi. Để tránh trường hợp chúng ta phải tìm hiểu phun môi bị mụn nước bôi thuốc gì thì các bạn hãy lưu ý một số chú ý dưới đây nhé:
- Tránh để môi tiếp xúc với nước mấy ngày đầu
- Tuyệt đối không tự ý bóc vảy trên môi mà để da môi tự bong
- Bôi thuốc, làm sạch da môi sạch sẽ hàng ngày theo chỉ định
- Kiêng chất kích thích, đồ cay nóng, đồ nếp, thịt bò… sau khi phun môi
- Uống nhiều nước hằng ngày
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, nhất là dứa và dừa để môi lên màu đều và đẹp.
- Sau khi môi bong nên dưỡng ẩm môi liên tục. Nên dùng son dưỡng không màu. Hạn chế sử dụng son trong vòng 2 tháng đầu sau phun.
Để loại bỏ được tình trạng này và không phải lo lắng việc phun môi bị mụn nước bôi thuốc gì thì bạn cần lựa chọn Spa hoặc những trung tâm làm đẹp uy tín để đảm bảo sở hữu được một đôi môi như ý, hạn chế ít nhất rủi ro trong quá trình thực hiện.
Bài viết liên quan:
Bình luận