banner thang 3
banner thang 3 mobile

Phải làm sao khi phun môi bị mưng mủ?

Phương pháp phun môi xuất hiện như một vị thần cứu cánh cho bờ môi không mấy tươi tắn của một số chị em. Với các lợi ích làm đẹp như môi hồng hào, rạng rỡ, không cần thoa son khiến chị em khó có thể chối từ. Tuy nhiên một vài khách hàng sau khi phun môi xong xuất hiện tình trạng môi bị mưng mủ khiến suy nghĩ không ít. Đọc bài viết này của Kiến Thức Spa để có hướng khắc phục đúng đắn nhé!

Có nên phun môi thẩm mỹ hay không?

Với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật cùng sự nghiên cứu trong ngành làm đẹp, xuất hiện khá nhiều công nghệ phun môi như: phun môi collagen, phun môi tự nhiên, phun môi pha lê, phun môi 3D,… Tất cả các phương pháp phun môi này đều có điểm chung là sử dụng đầu kim siêu nhỏ vào lớp thượng bì độ dày chỉ 0.2mm trên da môi.

Trong suốt quá trình thực hiện phun xăm môi, khách hàng sẽ không hề có cảm giác đau nhức do các bác sĩ sẽ gây tê cục bộ lên phần môi. Sau khi hết thuốc tê, sẽ hơi khó chịu 1 chút. Và khoảng từ 2 – 7 ngày sau môi sẽ bị sưng (tùy vào từng cơ địa). Một điều quan trọng sau khi thực hiện phun môi, các bạn nên chăm sóc môi thật tốt, thay đổi lối sống, bạn sẽ sớm có 1 đôi môi hồng hào, tươi tắn như ý nguyện.

Phun môi collagen cho đôi môi đẹp tự nhiên

Phun môi collagen cho đôi môi đẹp tự nhiên

Nếu như bạn có sở hữu đôi môi nhợt nhạt, không sắc nét làm bạn tự ti khi thiếu son thì có lẽ giải pháp phun môi thật đúng đắn. Ngoài ra, đối với một người cẩn thận, có thể đảm bảo 100% các bước chăm sóc và kiêng cữ cho đôi môi hậu quá trình phun xăm thì bạn nên thử với phương pháp làm đẹp mới này nhé.

Tại sao phun môi bị mưng mủ?

Môi của bạn bị chảy nước vàng, chảy mủ tức là môi của bạn đang bị tổn thương không hề nhỏ. Phun môi bị mưng mủ có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, hoạt động trái phép; tay nghề bác sĩ còn yếu, kém chưa có giấy phép hành nghề.
  • Kim xăm không được vệ sinh đảm bảo, dùng chung kim xăm, kim xăm có đầu quá to gây tổn thương môi.
  • Mực xăm kém chất lượng, quá nhiều tạp chất hơn mức cho phép.
  • Môi chưa được làm sạch tốt trước khi xăm.
  • Công tác chăm sóc hậu phẫu có vấn đề.

Để phòng tránh hậu quả sau phun môi, giảm thiểu tối đa tình trạng phun môi bị mưng mủ, các bạn cần tìm hiểu kĩ cơ sở mình định xăm môi, lựa chọn một cách sáng suốt. Việc thực hiện tại một cơ sở uy tín, bài bản, chuyên nghiệp sẽ quyết định 70% thành công trên đôi môi của bạn. 30% còn lại phụ thuộc vào khả năng chăm sóc bản thân, tuân thủ chỉ định bác sĩ đưa ra sau phẫu thuật.

Môi bị mưng mủ, chảy dịch

Môi bị mưng mủ, chảy dịch

Nếu như môi bị mưng mủ quả lâu hay chảy dịch quá nhiều thì chắc chắn môi của đang bị nhiễm trùng. Một số biểu hiện đôi môi bị nhiễm trùng sau phun xăm gần giống với tình trạng nhiễm trùng da thông thường. Điều này dễ dàng nhận biết bằng mắt thường như nổi mụn ở môi, mụn mủ hoặc mụn bọc, thời gian môi lành và hồi phục chậm hơn, thậm chí môi còn bị viêm loét, mủ to, chảy dịch nhiều, đau, nhức và khó nói chuyện. Ngoài ra, một vài dấu hiệu khác có thể đi kèm là sốt nhẹ, môi bị nóng hơn các vùng khác.

Phải làm sao khi phun môi bị mưng mủ?

Phun môi bị mưng mủ khiến môi bị nhiễm trùng khá nguy hiểm, ngay khi thấy bất cứ 1 dấu hiệu nào ở trên bạn cần liên hệ ngay cơ sở phun xăm để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

Thông thường bạn có thể đến quầy thuốc tư nhân xin đơn sử dụng 1 số thuốc kháng sinh, kháng viêm nhẹ và phổ biến theo chỉ định của bác sĩ như acyclovir, alphachoay hay cephalexin. Chúng đều là các thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi, khá an toàn, nên bạn không cần lo lắng về tác dụng phụ. Trong đó,  acyclovir là kem bôi và bạn cần làm sạch vùng chảy mủ trước khi bôi thuốc lên; alphachoay là thuốc uống, ngày 4 viên, chia 2 lần còn có tác dụng chống phù nề.

Sử dụng Alphachoay giảm mưng mủ môi

Sử dụng Alphachoay giảm mưng mủ môi

Các bạn cũng không nên hoang mang khi thấy tình trạng này xuất hiện. Bởi lẽ chảy nước hay mưng mủ là 1 dạng nhiễm trùng nhẹ của da môi, nên sau khoảng 5–7 ngày nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, môi bạn sẽ bắt đầu đóng vảy tự nhiên. Trong quá trình môi bị mưng mủ bạn sẽ cảm thấy khá là khó chịu, ngứa ngáy và hơi mất thẩm mỹ. Điều cần làm bây giờ là bạn giữ được bình tĩnh và kiên nhẫn, không tự bóc vảy ra, đợi môi bong vảy tự nhiên, tránh để lại sẹo.

Ngoài ra, khi môi bị mưng mủ, bị chảy nước, tức là bạn vẫn cần thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc môi hậu phun xăm thẩm mỹ cho đến khi đôi môi của bạn hoàn toàn bình thường. Cụ thể là bạn cần:

  • Thực hiện chế độ ăn theo chỉ định, không sử dụng các đồ ăn dễ để lại sẹo, gây phù nề hay mưng mủ khi da có vết thương; kiêng đồ uống có chứa các chất kích thích như cà phê, bia, rượu.
  • Không để môi tiếp xúc với nước quá lâu. Sử dụng thìa và ống hút để thức ăn không bị dây vào môi.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, ô nhiễm.
  • Tuyệt đối không có các tác động mạnh vào vùng môi dễ làm cho da môi chịu tổn thương nặng nề. Tránh tò mò, đưa tay lên sờ môi. Vệ sinh tay khi tiếp xúc lên môi.
  • Không tô son cũng như sử dụng các loại mỹ phẩm cho môi trong thời gian môi vẫn đang bị mưng mủ.

Không dùng son hay mỹ phẩm cho môi khi môi vẫn còn mủ

Không dùng son hay mỹ phẩm cho môi khi môi vẫn còn mủ

  • Quan sát, để ý đến tình trạng của môi xem da môi đã đóng vảy chưa, đã bớt chảy nước hay bớt mưng mủ chưa. Nếu bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu nào không ổn trái với dấu hiện trên. Hoặc sau 1 tuần mà tình trạng môi không tiến triển, vẫn tiếp tục chảy nước, mưng mủ nhiều bạn cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên ngành.

Trường hợp khác sau một thời gian mà môi vẫn thâm không lên màu mới, màu môi không đều, loang lổ, môi bị nổi mụn nước,… bạn hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân để có cách giải quyết phù hợp nhé.

Ngoài các biểu hiện như chảy nước và mưng mủ sau khi phun môi, một số vấn đề thường gặp khác như: môi bị sưng phồng. Môi sưng sau phun là điều bình thường do tác động của kim xăm đưa mực vào. Nó chỉ kéo dài từ 3 đến 7 ngày là cùng. Sau 1 tuần theo dõi, nếu chưa giảm sưng, bạn nên tái khám để được bác sĩ hỗ trợ.

Không nên tự bóc vảy môi

Không nên tự bóc vảy môi

Phun môi bị mưng mủ có để lại sẹo không

Phun môi là quy trình thẩm mỹ phổ biến, giúp cải thiện hình dáng, độ đầy đặn của môi. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gặp phải một số vấn đề sau quá trình thực hiện. Một trong số đó là mưng mủ, các dấu hiệu kèm theo như môi sưng đỏ, đau và có mủ. Điều này có thể gây lo ngại, khó chịu, thậm chí tự ti cho nhiều chị em phụ nữ.

Do đó, không ít người quan tâm đến việc phải làm sao khi phun môi bị mưng mủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp tình trạng này. Bởi lẽ, việc để lại sẹo sau mưng mủ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó bao gồm quá trình phun môi không đúng kỹ thuật, tác động mạnh vào môi sau phun, nhiễm trùng hay cách chăm sóc

Nếu không được chăm sóc đúng cách hoặc nhiễm trùng xảy ra, nguy cơ để lại sẹo có thể tăng lên. Trong trường hợp này, việc tìm kiếm ý kiến ​​từ chuyên gia thẩm mỹ là quan trọng để điều trị hiệu quả. Dù sao, nên nhớ rằng mỗi người có một cơ địa khác nhau, mức độ để lại sẹo cũng sẽ khác nhau. Việc tuân thủ hướng dẫn chăm sóc môi là cách tốt nhất tránh để lại sẹo không mong muốn.

Phun môi bị mưng mủ có để lại sẹo không?
Phun môi bị mưng mủ có để lại sẹo không?

Cách phòng tránh nhiễm trùng sau phun môi

Sau khi phun môi, việc phòng tránh nhiễm trùng là điều cần quan tâm và chú ý. Phải làm sao khi phun môi bị mưng mủ, tránh các biến chứng không mong muốn, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Tuân thủ hướng dẫn từ chuyên gia: Họ sẽ cung cấp cho bạn những chỉ dẫn cụ thể về việc làm sạch và chăm sóc môi sau phun.
  • Giữ vùng môi sạch sẽ: Trước khi tiếp xúc với môi, hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm. Sau đó, sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chống khuẩn được chỉ định để làm sạch môi nhẹ nhàng. Hãy đảm bảo rửa sạch hết chất bã nhờn hoặc bụi bẩn có thể gây nhiễm trùng.
  • Tránh chạm tay vào môi: Nếu cần tiếp xúc, hãy sử dụng gạc hoặc cotton sạch để tránh trực tiếp chạm tay vào môi.
  • Tránh cọ mạnh vùng môi: Điều này có thể làm tổn thương da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.
  • Tránh sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
  • Bảo vệ môi khỏi ánh nắng mặt trực tiếp
  • Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng: Quan sát vùng môi sau khi phun môi, chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Nếu có sưng, đỏ, đau, mủ hãy liên hệ với chuyên gia thẩm mỹ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Việc phòng tránh nhiễm trùng là điều cần quan tâm và chú ý
Việc phòng tránh nhiễm trùng là điều cần quan tâm và chú ý

Phun môi ngày nay đã thành 1 phương pháp thẩm mỹ đơn giản và được nhiều chị em yêu làm đẹp lựa chọn. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan, lơ là để gặp trường hợp phun môi bị mưng mủ. Hiện tượng này không quá khó để cải thiện nhưng cũng khiến làn môi của chị em mất thẩm mỹ đi ít nhiều. Chúc các chị em luôn làm đẹp an toàn! Nếu cần hỗ trợ tư vấn bạn có thể liên hệ ngay hotline: 1900 6947

Bài viết liên quan:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận