Đắp mặt nạ dưỡng da mang đến nhiều lợi ích tích cực và được đánh giá là một trong những biện pháp chăm sóc da hiệu quả nhất. Tuy nhiên có nhiều ý kiến liên quan đến việc đắp mặt nạ dưỡng da, mà cụ thể hơn là có nên đắp mặt nạ hàng ngày để làm đẹp da cấp tốc hay không?
Tác dụng của việc đắp mặt nạ dưỡng da
Trước khi phân tích cụ thể xem có nên đắp mặt nạ hàng ngày không, thì hãy cùng liệt kê những tác dụng mà mặt nạ mang lại đối với làn da.
- Làm sạch sâu và loại bỏ nhanh chóng lớp tế bào chết, lớp sừng già ở thượng bì và bụi bẩn ở sâu bên trong lỗ chân lông. Vậy nên đắp mặt nạ có thể giúp da mặt thông thoáng, sạch sẽ.
- Cung cấp dưỡng chất là một trong những tác dụng vượt trội nhất, nhờ sở hữu thành phần dưỡng chất tốt, đa dạng nên mặt nạ mang đến khả năng dưỡng trắng, làm săn mịn da, hoặc cấp ẩm nhằm làm dịu da.
- Nuôi dưỡng và cấp ẩm cho làn da bằng khả năng cấp nước từ lớp dưỡng chất bên ngoài. Đồng thời tạo ra một lớp màng ẩm bảo vệ da chống thoát nước tương đối hiệu quả
- Nuôi dưỡng và chữa trị những tổn thương của da như da khô, da dầu, mụn, nám, da lão hóa, da đang bị cháy nắng. Và cũng là lý do khiến nhiều người thắc mắc không biết có nên đắp mặt nạ hàng ngày để tận dụng lợi ích này hay không.
- Đắp mặt nạ giúp thư giãn hiệu quả trong nhiều thời điểm khác nhau, giải tỏa căng thẳng và làm dịu đi những cơn đau trên làn da nếu có.
Với những tác dụng nổi bật như thế này, thực sự khiến cho nhiều người dùng không khỏi thắc mắc có nên đắp mặt nạ hàng ngày không.
Có nên đắp mặt nạ hàng ngày để làm đẹp da?
Vậy cụ thể thì chúng ta có nên đắp mặt nạ hàng ngày hay không? Câu trả lời lại tương đối bất ngờ, đó là không. Chúng ta không nên thực hiện đắp mặt nạ hàng ngày hoặc sử dụng liên tục trong một thời gian ngắn, bởi:
Da bị khô và kích ứng khi đắp mặt nạ liên tục
Khi làn da liên tục phải tiếp xúc và hấp thụ một lượng lớn dưỡng chất sẽ dẫn tới tình trạng dị ứng nghiêm trọng, quá tải và làm lớp biểu bì non trên da mất đi khả năng đề kháng.
Chưa kể lớp dầu tự nhiên vốn có của da cũng sẽ bị quét sạch mỗi khi phải tiếp xúc với hàng loạt dưỡng chất tẩy sạch có trong mặt nạ, gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với làn da, đặc biệt là người có làn da khô, dễ dị ứng hoặc tổn thương thì đắp mặt nạ hàng ngày lại càng nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Gây bít tắc lỗ chân lông và ảnh hưởng đến khả năng đào thải độc tố
Đắp mặt nạ thường xuyên có thể gây bít tắc lỗ chân lông trên da mặt, thậm chí nhiều sẽ phụ nữ khi đắp mặt nạ dưỡng da xong còn lười vệ sinh càng khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số loại mặt nạ dưỡng da sau khi sử dụng còn để lại một lớp màng mỏng giữ chất chống phát âm trên da. Nhưng lại vô tình khiến cho quá trình đào thải độc tố tự nhiên của da bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Về lâu dài sinh ra mụn ẩn bên trong lỗ chân lông và rất khó để điều trị.
Đắp mặt nạ hàng ngày làm da bị suy giảm sức đề kháng
Đối với những loại mặt nạ dưỡng trắng và loại bỏ tế bào chết thì càng khiến cho da mặt của bạn bị suy yếu nếu sử dụng nhiều. Lớp tế bào mới chưa có khả năng tự bảo vệ nên rất dễ bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Đây là đáp án chính xác nhất cho vấn đề có nên đắp mặt nạ hàng ngày hay không, do đó bạn cần phải cân nhắc và thận trọng mỗi khi đắp mặt nạ dưỡng da.
Sử dụng mặt nạ đắp da cần lưu ý những điều gì?
Một khi đã biết được có nên đắp mặt nạ hàng ngày không, chắc chắn bạn sẽ cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Chỉ nên sử dụng mặt nạ dưỡng với tần suất thấp, từ 2 – 3 lần trong 1 tuần. Đây là điều cần thiết để tránh những tổn thương xuất hiện trong quá trình chăm sóc da bằng mặt nạ
- Đối với các loại mặt nạ dưỡng chất thì nên lựa chọn thành phần dịu nhẹ, an toàn cho da và có khả năng thấm hút tốt
- Sau khi dưỡng da bằng các loại mặt nạ thì cần phải vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ hoàn toàn các bệnh hoặc các hợp chất dưỡng lỏng còn sót lại trên da.
Đắp mặt nạ sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất dành cho làn da nếu bạn hiểu và sử dụng chúng một cách chính xác. Hãy chú ý lựa chọn những loại mặt nạ dưỡng da chất lượng phù hợp với đặc tính cũng như đáp ứng được mục đích mà bạn cần dưỡng đối với làn da.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Bình luận