banner thang 4
banner thang 4

Bị thương ăn ngô nếp có bị mưng mủ không ?

Theo kinh nghiệm dân gian, các đồ nếp thường gây mưng mủ các vết thương hở. Vậy ngô nếp có phải đồ nếp không? Ăn ngô nếp có bị mưng mủ hay không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này nhé.

ăn ngô nếp có bị mưng mủ không
Xuất hiện vết thương trên cơ thể có được ăn ngô nếp không?

Ăn ngô nếp có bị mưng mủ không?

Ăn ngô nếp có bị mưng mủ không?  Câu trả lời là KHÔNG. Việc ăn bắp nếp khi có vết thương hở có thể gây nguy hiểm và tăng nguy cơ sưng phồng, mưng mủ cho vết thương. Bởi chất “nếp” trong bắp nếp có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhiễm trùng và làm chậm quá trình lành vết thương..

Phẫu thuật thẩm mỹ được ăn ngô nếp không ?

Nhiều người thường lầm tưởng rằng ngô nếp sẽ có thành phần giống đồ nếp, nên kiêng kị sợ rằng ăn ngô nếp sẽ dẫn đến tính trạng mưng mủ. Nhưng đây là suy nghĩ sai lệch, vì thành phần của ngô nếp và đồ nếp hoàn toàn khác nhau, nên bạn có thể ăn ngô nếp bình thường và còn tốt cho sức khỏe nếu ăn một lượng cần thiết vừa phải.

Như đã nói bên trên, công dụng của ngô nếp thì tốt cho quá trình tái tạo vết thương. Và chứa nhiều chất dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư.

Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm ăn ngô nếp để giúp cho quá trình tái tạo vết thương sau phẫu thuật thẩm mỹ được phục hồi, lành lặn nhanh chóng hơn. Ngoài ra còn tăng cao nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư.

Cắt mí có ăn được ngô nếp như lời đồn hay không?
Cắt mí có ăn được ngô nếp như lời đồn hay không?

Xăm môi có ăn được ngô nếp không?

Ngô nếp là một thực phẩm quen thuộc ở Việt Nam, được nhiều người yêu thích. Song nhiều người thắc mắc sau khi thực hiện biện pháp làm đẹp xăm môi có ăn được ngô nếp hay không?

Câu trả lời đó là ăn được nhé. Thành phần có trong nguyên liệu này không gây ảnh hưởng gì đến quá trình hồi phục vết thương cũng như lên màu của môi sau khi xăm. Trong ngô nếp có chứa hàm lượng tinh bột dồi dào, không chỉ vậy còn chứa: vitamin, khoáng chất hữu ích.

Ăn ngô nếp sau khi xăm môi không bị sưng, mưng mủ hay làm vết thương lâu hồi phục. Chính vì thế, những bạn áp dụng phương pháp xăm môi không cần phải lo lắng về việc có nên ăn ngô nếp hay ăn ngô nếp bị mưng mủ nữa nhé.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa đủ hạn chế lạm dụng ngô nếp. Bởi vì khi ăn quá nhiều có thể phản ứng ngược, không tốt sức khỏe, ảnh hưởng hệ thống miễn dịch.

Ăn đồ nếp bị mưng mủ phải làm sao?

Khi không cẩn thận ăn phải đồ nếp (thường là gạo nếp hoặc các món ăn làm từ gạo nếp) và làm cho vết thương bị mưng mủ thì chúng ta nên chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ở vùng vết thương mưng mủ để hạn chế tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Đối với những vết thương lớn thì tốt nhất chúng ta nên nhanh chóng đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.

Vậy khi có vết thương hở thì nên kiêng ăn những gì ?

Bạn có vết thương hở trên cơ thể, chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng nó quyết định một phần đến thời gian hồi phục. Hiểu được điều đó, sau đây giới thiệu đến các bạn những thực phẩm cần tránh xa khi có vết thương hở nhé.

Kiêng ăn rau muống

Có thể bạn đã biết rau muống là 1 loại rau rất tốt, thường được dùng trong các món ăn hằng ngày. Giúp giảm cholesterol, điều trị nhiều vấn đề về gan, điều trị thiếu máu… và còn ngăn ngừa bệnh tiểu đường, ung thư, bảo vệ tim…

Rau muống có nhiều tính chất tốt là thế, nhưng đối với những người đang có vết thương hở thì lại khác. Rau muống sẽ kích thích tăng trưởng sẹo lồi trên da vết thương. Vì vậy, nên kiêng cữ không nên ăn rau muống đối với những người đang có vết thương hở.

Kiêng ăn thịt bò

Thịt bò là loại thịt được xem là rất bổ dưỡng, rất là dồi dào Protein, Vitamin B6, sắt, kẽm, magie,… và rất nhiều chất dinh dưỡng khác.

Nhưng cũng tương tự với rau muống, đối với những người đang có vết thương hở thì không nên dùng. Thịt bò cũng kích thích tăng trưởng những tế bào hình thành sẹo lồi, rất là không tốt cho những người đang bị thương phần mềm.

Kiêng hải sản

Những loại hải sản như tôm, cua, ghẹ… thì chứa cực kì nhiều protein và nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Nhưng đây cũng là thực phẩm “đại kỵ” đối với vết thương hở.

Các loại hải sản này thì rất bổ dưỡng, đồng thời cũng chứa nhiều chất protein(đạm) lạ. Có thể sẽ gây ra dị ứng đối với cơ thể người ăn, dẫn đến vết thương bị ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành và khả năng cao để lại sẹo.

Hải sản nằm trong danh sách cần tránh xa khi có vết thương hở
Hải sản nằm trong danh sách cần tránh xa khi có vết thương hở

Kiêng cữ chất kích thích: Bia rượu, thuốc lá

Sử dụng chất kích thích bia rượu, thuốc lá quá nhiều sẽ làm tăng cao tỷ lệ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Việc này thì khá là không tốt đối với vết thương hở, để lại biến chứng cực kỳ xấu.

Nguyên nhân dẫn đến việc này là do sự suy giảm bạch cầu khi sử dụng những chất kích thích này. Mà bạch cầu thì có vai trò quan trọng trong việt tiêu diệt những vi khuẩn, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.

Thực phẩm nên bổ sung mỗi ngày dành cho người có vết thương hở

Những bạn bị vết thương hở phân vân không biết nên bổ sung vào danh sách thực phẩm nào bữa ăn mỗi ngày. Nếu bạn có chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ rút ngắn thời gian hồi phục. Chính vì thế, đừng lơ là chế độ dinh dưỡng khi bị vết thương hở nhé.

Những bạn bị thương hở, nên bổ sung protein, thành phần này sẽ hỗ trợ tái tạo tế bào mới, giúp vết thương nhanh liền lại. Một số nguyên liệu chứa nhiều protein đó là: thịt heo, cá, lươn,….. những loại đậu, hạt.

Ngoài protein, bạn cần bổ sung những thực phẩm chứa vitamin B12, sắt,…. chẳng hạn như: sữa, các loại rau củ quả,… Những thành phần này sẽ giúp cung cấp oxy nuôi mô bị tổn thương, tăng hệ miễn dịch để đánh bại các vi khuẩn gây hại.

Trái cây sẽ chứa vitamin A, C, E, B tăng cường lành vết thương nhanh chóng, tăng hệ miễn dịch, ức chế tình trạng nhiễm trùng. Đây là thực phẩm bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày: cam, quýt, cà rốt, cà chua, dứa, bưởi, đu đủ, thanh long,…

trái cây
Nên bổ sung trái cây vào danh sách cần cung cấp cơ thể khi bị vết thương hở

Qua bài viết này thì đã giải đáp phần nào những thắc mắc của những bạn đang có vết thương hở trên cơ thể. Ăn ngô nếp có bị mưng mủ không ? Cắt mí có được ăn ngô nếp không ? Và nên kiêng ăn những gì. Mong là với những thông tin được Kiến Thức Spa cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn an tâm hơn, góp phần bảo vệ và phục hồi vết thương của mình.

Tham khảo thêm: Bị thương ăn nước tương có bị sẹo thâm không?

3.2/5 - (6 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận